Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Bàn chân bị sưng sau tháo bột gãy ngón chân, xử trí như thế nào?
Câu hỏi
Cách nay 1 tháng em bị ngã xe máy, đi chụp X-quang thì bị gãy ngón số 3 bàn chân trái (gốc xương ngón chân ấy ạ). Bác sĩ cho bó bột. Em mới tháo bột 1 tuần trước, hiện giờ đi lại nhẹ nhàng không bị đau chỗ gãy. Tuy nhiên bắp chân vẫn còn hơi đau mỗi khi nhấc chân. Phần bàn chân vẫn bị sưng, tuy không còn đen sì như lúc mới tháo bột và bình thường phần sưng không đau gì. Cho em hỏi có bị sao không ạ?Làm thế nào để giảm sưng ạ? Em xin cảm ơn.
Trả lời
Thời gian hồi phục trung bình sau gãy xương ở người trẻ khỏe là 1-2 tháng. Nếu em đã tái khám kiểm tra, bác sĩ thấy can xương mọc an toàn rồi mới cho em tháo bột, em có thể yên tâm, trường hợp em tự ý tháo bột sớm thì nên gặp bác sĩ chấn thương chỉnh hình kiểm tra lại.
Cho dù xương đã lành, nhưng vì gãy xương làm xáo trộn hệ thần kinh - mạch máu quanh khu vực đó, lưu thông mạch máu không được tốt như trước đây, mà lại còn bất động trong 1 thời gian dài, ngoài ra, chân còn chịu thêm ảnh hưởng của trọng lực và sức nặng cơ thể đè lên nên khi em bắt đầu tập đi lại thì chân sẽ sưng và hơi đau.
Tình trạng này là lành tính, có đặc điểm là sưng nhiều khi đi lại nhiều, đứng lâu, sưng tăng dần vào cuối ngày nhưng sẽ giảm khi kê chân cao, khi xoa bóp, ít sưng hơn vào buổi sáng; khác với sưng nề do viêm là sẽ có kèm nóng đỏ đau, không cải thiện nhiều khi kê chân cao và sẽ tiến triển nặng hơn nếu nguyên nhân viêm không được giải quyết.
Vì thế, em cần điều chỉnh mức độ đi lại cho hợp lý, đi thấy chân sưng nhiều và đau thì nghỉ, kê chân cao, xoa bóp sẽ bớt, đừng cố gắng đi lên xuống cầu thang nhiều, đa số trường hợp 4-6 tháng sau bệnh mới lành hẳn. Nếu chân vẫn sưng kéo dài, tụ máu bầm bất thường thì em cũng cần tái khạm lại bác sĩ chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình, em nhé.
Thân mến.
Trong hầu hết trường hợp gãy xương ngón chân
có thể điều trị bằng cách đặt một thanh nẹp trên đó. Nếu xương gãy chọc
thủng da (gãy xương hở) thuốc kháng sinh sẽ là cần thiết để ngăn ngừa
nhiễm trùng xương (viêm tủy xương). Nếu sau khi gãy các mảnh xương không
khớp nhau, xương sẽ được đưa trở lại vị trí cũ và nẹp. Gãy xương nặng
có thể có tổn thương dây chằng, dây thần kinh hoặc chấn thương mạch máu
liên quan. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình