Hotline 24/7
08983-08983

Bác gái chán ăn, da vàng, khó thở, mệt mỏi, có phải biểu hiện bệnh lao?

Câu hỏi

Cháu chào BS ạ, Bác gái của cháu năm nay hơn 60 tuổi. 1 tháng trước, bác được chẩn đoán mắc bệnh lao âm tính nên được chuyển vào BV Lao phổi của tỉnh. Nhưng sau 1 thời gian điều trị thì bệnh của bác cháu nặng hơn và được các BS chuyển lên phòng cấp cứu vì tiếp tục được chẩn đoán là tăng men gan. Hiện tại thì bác đang uống thuốc hạ men gan theo đơn BS kê. Nhưng bệnh vẫn không giảm, bác được đưa đi chụp X-quang thì BS bảo gan và phổi nát hết rồi. Cháu không biết gan nát, phổi nát là bệnh gì. Vì vậy BS tư vấn giúp cháu là bệnh gì và cách điều trị với ạ. - Bác cháu có kèm theo các triệu chứng chán ăn, ăn không ngon. - Da vàng, mắt vàng. - Khó thở, khi ho đau ngực. - Cả người luôn trong tình trạng mệt mỏi. BS giúp cháu với. Cháu xin cảm ơn BS nhiều ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Khó thở, đau ngực khi ho. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Khó thở, đau ngực khi ho. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Vi khuẩn lao thường gây tổn thương tại phổi, thời gian điều tị thường kéo dài và cải thiện chậm hơn so với các nhiễm trùng thông thường khác. Nếu phát hiện trễ, vi khuẩn lao có thể gây tổn thương nặng nề ở phổi, dẫn đến khó thở, suy hô hấp, giảm oxy máu… liệu đây có thể là lý do BS đánh giá là “phổi nát” chăng?

Những triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, sụt cân… có thể gặp trong bệnh lao phổi nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý gan (thường kèm vàng da, vàng mắt, tăng men gan…).

Thuốc điều trị lao thường có ảnh hưởng lên gan, có thể gây tăng men gan trong một số trường hợp, tuy nhiên chưa thể loại trừ trường hợp bác gái của bạn có bệnh gan nền sẵn (như viêm gan siêu vi B, C chẳng hạn), và hiện tại đang bùng phát bệnh sau điều trị lao. Đây là những suy đoán của BS qua những thông tin mà bạn cung cấp, hi vọng giải đáp được phần nào thắc mắc của gia đình.

Tuy nhiên, nếu có gì thắc mắc về bệnh tình, bạn nên hỏi trực tiếp BS điều trị để có thôgn tin chính xác nhất bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Bệnh lao có để lại di chứng không?

>> Lao phổi tái phát nhanh - Do đâu?

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 - 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

Để phòng chống bệnh lao, biện pháp hữu hiệu nhất là cho trẻ sơ sinh là đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng chống lao. Hiện nay, nhà nước đang thực hiện tiêm phòng lao ngay tháng đầu sau sinh trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lý, ngủ đủ, tập thể dục đều đặn và tránh xa các chất gây nghiện như ma tuý, rượu bia, thuốc lá…

Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và khám sức khoẻ định kỳ là điều cần thiết để phòng bệnh lao.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X