Ai nên tiêm phòng vaccin phế cầu?
Câu hỏi
Tôi nghe nói bệnh viêm phổi có thể phòng ngừa bằng vaccin phế cầu.
Trả lời
Tôi nghe nói bệnh viêm phổi có thể phòng ngừa bằng vaccin phế cầu. Xin AloBacsi tư vấn giúp tôi. (Pham Minh Tuyen - TP.HCM)Ai nên tiêm phòng vaccin phế cầu?
Chào Minh Tuyên,
Viêm phổi do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó phế cầu là một loại vi khuẩn có tên là Streptococcus pneumoniae, thường lưu trú tại vùng mũi họng không chỉ ở người bệnh mà ngay cả ở một số người khỏe mạnh.
Việc phòng viêm phổi do phế cầu bằng vaccin rất có lợi cho nhiều người, nhất là phụ nữ chuẩn bị mang thai, người già, người mắc bệnh mạn tính và trẻ em.
Phế cầu khuẩn là một loại vi khuẩn gây bệnh viêm phổi và đôi khi gây nhiễm trùng huyết đe doạ đến tính mạng. Nhiễm phế cầu khuẩn cực kỳ nguy hiểm ở những người già và những người đã bị cắt lách.
Ðối tượng nên chủng ngừa
- Những người từ 65 tuổi trở lên.
- Người có bệnh mãn tính về tim phổi và những bệnh: tiểu đường, bệnh gan mãn tính, chứng nghiện rượu, u hạch bạch huyết, bệnh thận, người nhận tạng ghép, AIDS và những tình trạng khác làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
- Những người không còn đầy đủ chức năng của lách như bị thiếu máu hồng cầu liềm, người đã cắt lách.
Cách chủng ngừa
Vaccin chống phế cầu khuẩn đang được sử dụng hiện nay là loại vaccin chỉ cần chủng ngừa 1 lần duy nhất. Tuy nhiên, những nhóm người sau đây nên được tiêm nhắc lại nếu lần tiêm đầu cách đó hơn 5 năm:
- Những người được chủng ngừa trước tuổi 65.
- Những người suy giảm chức năng lách, bệnh thận mãn tính, suy giảm miễn dịch hay người đã được ghép tạng.
Vaccin có thể được chủng ngừa cùng lúc với vaccin cúm, nhưng phải được tiêm ở cánh tay còn lại.
Không nên chủng ngừa vaccin chống phế cầu khuẩn đối với phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ, những người bị dị ứng với vaccin hay các thành phần của vaccin.
Hiệu quả và tác dụng phụ
Vaccin chống thành phần polysaccharide của phế cầu khuẩn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm phế cầu khuẩn, đặc biệt là ngăn ngừa được biến chứng nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.
Tác dụng phụ thường gặp:
- Đau và đỏ ở nơi tiêm chích.
- Sốt, đau cơ và những phản ứng tại chỗ nguy hiểm ít khi xảy ra.
- Hiện tượng quá mẫn cảm rất hiếm gặp.
BS - CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo
AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.
AloBacsi.vn
giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Bạn đọc có thể ghi
kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình