Hotline 24/7
08983-08983

7 xét nghiệm cần nhịn ăn trước khi thực hiện

Câu hỏi

Em muốn hỏi là ngoài xét nghiệm đường huyết thì còn các xét nghiệm nào cần phải nhịn ăn nữa ạ?

Trả lời

Bạn thân mến,

Khi chuẩn bị thực hiện các xét nghiệm y khoa, việc tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo kết quả chính xác. Dưới đây là những xét nghiệm phổ biến mà bạn cần phải nhịn ăn:

- Xét nghiệm đường huyết: Để đảm bảo kết quả được chính xác, người bệnh cần nhịn ăn hoặc uống (trừ nước) trong 8 - 10h trước khi làm xét nghiệm.

- Xét nghiệm chức năng gan: Người bệnh muốn xét nghiệm đánh giá chức năng của gan, kiểm tra các enzym gan và các chất khác như bilirubin, cần nhịn ăn từ 8 - 12h trước khi lấy mẫu máu.

- Xét nghiệm chức năng thận: Nếu bạn muốn đo lường mức độ creatinine và urea trong máu để đánh giá chức năng thận, cần nhịn ăn từ 8 - 12h trước khi lấy mẫu máu.

- Xét nghiệm mỡ máu: Bệnh nhân phải nhịn đói từ 8 - 10h trước khi xét nghiệm vì thức ăn có thể ảnh hưởng đến kết quả.

- Xét nghiệm Axit Uric: Cần nhịn ăn từ 8 - 12h trước khi lấy mẫu máu.

- Xét nghiệm nội tiết tố: Bệnh nhân cần nhịn ăn từ 8 - 12h trước khi lấy máu để đo nồng độ các hormone như insulin, cortisol, và các hormone tuyến giáp. 

- Xét nghiệm Sắt và Ferritin: Để đảm bảo kết quả chính xác, bệnh nhân được yêu cầu không ăn bất cứ thứ gì vào buổi sáng trước khi làm xét nghiệm. Nếu đang uống viên sắt hoặc thuốc bổ vitamin tổng hợp có chứa sắt, bạn nên ngưng sử dụng trong 24h trước khi xét nghiệm để không ảnh hưởng đến kết quả.

Thân ái!

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X