Hotline 24/7
08983-08983

Để trẻ ăn dặm ngon miệng và hấp thu tốt cần làm gì?

Câu hỏi

Chào BS, Bé nhà em được 5 tháng tuổi, nhưng mà em ít sữa, bé chậm lớn, em muốn cho cháu ăn dặm. Em nên cho ăn chưa ạ, hay cho cháu uống sữa ngoài, đợi 6 tháng mới cho ăn hả BS? Tư vấn em với ạ. (Van Thi Thao - vanthi...@gmail.com)

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Theo mô tả thì em nên đợi đến 6 tháng hãy cho bé ăn dặm vì lúc đó hệ tiêu hóa bé mới bắt đầu hoàn chỉnh.

Thời gian bắt đầu cần cho trẻ ăn dặm là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Cho bé ăn đủ 4 nhóm trong ngày: tinh bột (gạo, nui, phở, bún…), đạm (thịt, cá, trứng, sữa,…), chất béo (dầu, mỡ,…), khoáng chất và vi lượng (rau củ,quả, trái cây các loại,…). Nấu cho bé ăn từ lỏng, dần dần sẽ nấu đặc lên.

Từ 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Do vậy, thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm.

Trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi gần 1 tuổi. Lưu ý là ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn dặm và phải được ăn dặm đúng cách, đó là bột/cháo nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm.

Cách chọn thực phẩm bổ sung cho trẻ

Giàu năng lượng và giàu dinh dưỡng: đặc biệt là sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C và folate (có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật, hải sản, sữa…).

Sạch và an toàn: Không có tác nhân gây bệnh (không có vi khuẩn gây bệnh hoặc các sinh vật có hại khác); Không có các hóa chất có hại hoặc chất độc; Không có xương hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho trẻ.

Không quá nóng, cay, mặn, dễ ăn với trẻ, trẻ thích ăn.

Bên cạnh đó, lưu ý về vệ sinh thực phẩm vì tỷ lệ rối loạn tiêu hóa cao nhất ở lứa tuổi trẻ ăn dặm: cần chú ý rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp và bát đũa khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, cho trẻ ăn cữ nào nấu cữ đó, thức ăn không được nấu lâu quá hay hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ có mùi và mất dinh dưỡng, làm bé chán ăn.

Nên tránh dùng những bữa phụ có quá nhiều đường (làm hỏng răng) và có giá trị dinh dưỡng thấp (ví dụ: nước có gas, kẹo, kem, snack…), dễ gây các bệnh rối loạn chuyển hóa sau này.

Để đảm bảo cho trẻ ăn dặm đúng cách, ngon miệng và hấp thu tốt cần:

- Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ (với trẻ mới ăn dặm hoặc trẻ biếng ăn). Tránh ăn trong bữa chính của trẻ những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…

- Ða dạng thực phẩm: thay đổi thường xuyên các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, nên chọn những loại thức ăn trẻ thích để trẻ ăn đủ bữa.

- Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ để trẻ dể tiêu hóa và tránh táo bón.

Thân mến!

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X