Hotline 24/7
08983-08983

Đau mỏi cơ trong lúc vận động có tiềm ẩn nguy cơ nào không?

Đau mỏi cơ mô tả tình trạng đau nhức cơ, có thể liên quan đến dây chằng, gân và màng cơ, các mô mềm kết nối cơ, xương và các cơ quan. Các nguyên nhân có thể gặp như do chấn thương, vận động quá mức, một số loại thuốc và bệnh lý mắc phải. Trong đó, đau mỏi cơ trong lúc vận động, tập thể thao hay khi làm việc nhà rất phổ biến và thường gây nhiều khó chịu, dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống. Liệu rằng tình trạng vận động gây ra các cơn đau mỏi cơ có nguy cơ tiềm ẩn nào không?

Nguyên nhân gây đau mỏi cơ khi vận động

Theo PGS.TS.BS Cao Thanh Ngọc - Trưởng khoa Nội Cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, nguyên nhân gây đau mỏi cơ khi vận đồng gồm có:

- Do cơ bắp hoạt động quá nhiều hoặc chèn ép hệ mạch trong lúc vận động khiến thiếu tổng hợp men ATP - nguồn năng lượng của cơ thể, chậm trễ dẫn truyền các tín hiệu trong các tế bào cơ. Tình trạng này xảy ra làm các sợi cơ bị giảm độ pH, mất kali và gây triệu chứng đau hoặc chuột rút cơ.

- Ngoài ra, tình trạng đau nhức toàn thân cũng có thể xảy ra do sự rối loạn của hệ thần kinh, nội tiết, cơ quan điều khiển và chi phối tất cả hoạt động về thể chất và tinh thần của cơ thể.

- Bên cạnh đó, đau mỏi cơ bắp còn do một số bệnh lí như thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, đau thần kinh ngoại biên, nhược cơ, đau xơ cơ,…

Các loại vận động thường gây đau mỏi cơ bắp, đau lưng, đau vai gáy, đau cứng cổ:

- Công việc lao động tay chân, mang vác nặng

- Làm việc nhà quá sức

- Tập luyện thể thao cường độ nặng, trong thời gian dài quá mức, sai tư thế

- Nằm, ngồi không đúng tư thế hoặc ít vận động

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Tình trạng đau mỏi cơ do vận động có thể thuyên giảm với nhiều phương pháp kiểm soát tại nhà như nghỉ ngơi, sử dụng các thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen. Tuy nhiên, bạn cần đến cơ sở y tế ngay nếu có các dấu hiệu sau:

- Cơn đau không biến mất sau vài ngày điều trị tại nhà kể cả sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn.

- Đau mức độ rất nhiều và không rõ nguyên nhân chính xác.

- Xuất hiện ban da.

- Có dấu vết của côn trùng đốt.

- Vùng đau tấy đỏ và sưng nề.

- Đau khớp kèm theo, cảm thấy yếu cơ hoặc mất trương lực cơ

- Sốt.

- Mệt mỏi.

- Khó thở, chóng mặt.

Cách ngăn ngừa tình trạng đau mỏi cơ khi vận động:

Để phòng tránh tình trạng đau mỏi cơ khi vận động xảy ra, cần hạn chế và kiểm soát tối ưu các nguyên nhân và nguy cơ:

- Trước khi mang vác nặng hoặc tập luyện thể thao cần làm nóng cơ thể, căng giãn cơ thể, khởi động trước và sau khi vận động để kích thích tuần hoàn tại chỗ, tăng khả năng linh hoạt, giảm căng cứng cơ. Điều này cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ bắp, làm giảm sự sản xuất axit lactic và hạn chế sự tích tụ axit lactic trong cơ bắp.

- Tuân thủ tập luyện đúng kỹ thuật, sinh hoạt đúng tư thế, thường xuyên vận động để duy trì sự dẻo dai của cơ bắp và xương khớp.

- Vận động vừa sức, và có khoảng nghỉ để cơ bắp phục hồi.

- Bổ sung đủ nước để bù lại lượng nước bị mất khi vận động, đồng thời loại bỏ axit lactic trong cơ thể, giảm đau cơ và ngăn ngừa chuột rút cơ bắp.

- Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ bao gồm: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là thực phẩm giàu magiê (các loại hạt, các loại đậu và rau xanh,…) giúp ngăn ngừa, giảm đau và co thắt cơ do sự tích tụ axit lactic và tăng cường sản xuất năng lượng để cơ bắp nhận đủ oxy trong khi vận động.

- Việc điều trị sớm các bệnh lí như thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, đau thần kinh ngoại biên, nhược cơ, đau xơ cơ… là cách phòng bệnh hiệu quả. 

Cần làm gì khi bị đau mỏi cơ trong lúc vận động?

Theo PGS.TS.BS Cao Thanh Ngọc - Trưởng khoa Nội Cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, trong lúc vận động nếu bị đau mỏi cơ, bạn có thể thực hiện ngay các biện pháp sau:

- Chườm lạnh có tác dụng giúp máu lưu thông chậm, giảm đau mỏi nhanh chóng, hiệu quả. Biện pháp này phù hợp với các vùng bị sưng hoặc nóng nhiều sau vận động. Cách chườm lạnh như sau: sử dụng chiếc khăn mỏng bọc vài viên đá rồi chườm lên vị trí đau trong khoảng 10 - 15 phút.

- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn giúp cải thiện cảm giác khó chịu nhanh chóng. Các thuốc có thể sử dụng như paracetamol, ibuprofen hoặc kết hợp cả hai thành phần này với liều lượng thích hợp sẽ giúp chấm dứt cơn đau hiệu quả. Hiện thuốc giảm đau với công thức phối hợp từ Paracetamol 325mg và Ibuprofen 200mg đang được nhiều người bệnh lựa chọn. Nhờ tác động kép trong giảm đau ở cả trung ương (paracetamol) và ngoại vi (ibuprofen), viên uống phối hợp chứa 2 thành phần này có thể mang tới hiệu quả mạnh mẽ. Ngoài ra, liều lượng của 2 thành phần được khuyến cáo là an toàn, giảm thiểu tác dụng phụ trên dạ dày, giúp chấm dứt nhanh chóng những cơn đau như:

- Đau cơ xương nhẹ đến trung bình như đau cổ, đau vai, đau lưng, căng cơ bắp tay hoặc bắp chân, cứng cơ cổ, viêm khớp, thấp khớp, viêm bao hoạt dịch, bong gân, viêm gân…

- Đau đầu, đau bụng kinh, nhức răng, đau sau nhổ răng và tiểu phẫu…

Nhìn chung, việc dự trữ sẵn các loại thuốc không kê toa để đề phòng trường hợp các cơn đau cấp tính xảy ra như đau đầu, đau lưng, đau vai, đau cơ… là điều cần thiết. Tuy nhiên, khi lựa chọn và sử dụng, bạn cần lưu ý những điều kể trên để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về các phương pháp trị đau tại đây.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X