Hotline 24/7
08983-08983

Đậu đỏ trị béo phì

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.
1 – Đậu đỏ:

Đậu đỏ chứa nhiều protit, nguyên tố vi lượng như vitamin A, B1, B2, photpho, sắt, canxi…có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp điều trị các chứng phù do bệnh tim, thận.

Đậu đỏ - Ảnh: Internet

Lợi tiểu, chống phù thũng: 0,5kg đậu đỏ, một con cá chép khoảng 0,5kg. Đậu đỏ vo sạch, cá chép làm sạch. Cho vào nồi đổ 2 lít nước nấu đến khi đậu mềm. Ăn cách ngày đến khi khỏi bệnh.

Trị chứng béo phì, tay chân phù: Lấy 50g gạo tẻ và 50g đậu đỏ. Đậu đỏ ngâm vào nước ấm 2-3 giờ cho mềm rồi vớt ra, đổ 0,5 lít nước vào nồi nấu đậu đỏ đến khi nhừ thì cho gạo vào, nấu thành cháo. Ăn vào sáng và chiều.

Trị chứng thiếu sữa ở sản phụ sau sinh: Đậu đỏ và gạo tẻ đủ dùng, nấu thành cháo để ăn.

Trị chứng thiếu máu: Đậu đỏ 250g, sắc kỹ lấy nước uống

2 - Đậu tằm (đỗ răng ngựa):

Đậu tằm (đỗ răng ngựa). Ảnh: Internet

Đậu tằm chứa nhiều kali, magiê, canxi, vitamin C và gần như đầy đủ các loại axit amin. Trong đậu tằm có chứa nhiều cholin, có tác dụng bổ não, tăng cường trí nhớ.

Vitamin C trong đậu tằm có tác dụng hạn chế xơ cứng động mạch, cellulose làm giảm cholesterol, tốt cho nhu động ruột, phòng chống ung thư.

Đông y cho rằng đậu tằm có tác dụng bổ khi, bổ tỳ, tiêu phù, lợi tiểu. Mỗi lần dùng 30g, không nên dùng nhiều vì dễ bị đầy bụng, khó tiêu.

Chú ý: Đỗ răng ngựa không ăn sống được mà phải ngâm nước nhiều lần, rồi luộc qua nước sôi, sau đó mới chế biến được thành món ăn.

Một số người có thể sẽ dị ứng với đỗ răng ngựa, nên khi ăn phải thận trọng. Nếu sau khi ăn thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường, cần gây nôn và đến cơ sở y tế để khám.

3 – Đậu nành:

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành. Ảnh: Internet

Đậu nành giầu protein, chất béo, kali, đặc biệt trong đậu nành có chất đường tạo bọt có tác dụng ngăn ngừa chất béo oxy hóa, hạ thấp cholesterol trong máu, ngăn cản việc hấp thụ chất béo và thúc đẩy chúng phân giải.

Đậu nành còn giàu chất xơ, chống táo bón, ngăn việc hấp thụ quá nhiều đường, giảm vi sinh vật có hại trong ruột, tăng vi sinh vật có ích, phòng chống ung thư đại tràng.

Trị táo bón: đun nước vỏ đậu nành để uống

Trị tiêu chảy: vỏ đậu nành đốt thành than, uống với nước ấm

Trị cảm cúm: Đậu nành, hành củ, củ cải sắc uống nóng

Trị thiếu máu do thiếu sắt: Đậu nành 100g, gan lợn 100g. Đậu nành đun gần chín, cho gan lợn vào cùng rồi đun chín. Ngày ăn 2 lần trong vòng một tháng sẽ cho kết quả tốt.

Theo Bác sĩ Thành Đức - Tiền Phong

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X