Hotline 24/7
08983-08983

Cụ ông 74 tuổi phát hiện xơ phổi, COPD sau 40 năm hút thuốc lá

Một cụ ông 74 tuổi, hút thuốc lá mỗi ngày suốt hơn 40 năm đã được Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh phát hiện mắc xơ phổi, khí phế thũng và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) khi tình trạng đã tiến triển nặng, khó thở kéo dài.

Bệnh nhân cho biết, nhiều năm nay thường xuyên ho, khạc đàm vào buổi sáng, dễ mệt, khó thở khi vận động, nhưng vì nghĩ là triệu chứng bình thường do tuổi cao, ông không đi khám. Chỉ đến khi xuất hiện các dấu hiệu nặng hơn như sổ mũi, đau họng, ho khạc đàm đục, sốt nhẹ và khó thở tăng lên trong một tuần gần đây, người nhà mới đưa ông đến phòng khám để kiểm tra.

Kết quả chụp CT ngực tại Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh cho thấy phổi của ông có khí phế thũng lan rộng, có mảng xơ hai phổi, đặc biệt tổn thương kính mờ phân thùy S10 thùy dưới phổi phải, nghi ngờ viêm.

Đo dao động xung ký (IOS - kỹ thuật đo chức năng hô hấp hiện đại) cho thấy hội chứng tắc nghẽn ngoại biên nặng và không đáp ứng với test giãn phế quản. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm phổi trên nền COPD nhóm B và xơ phổi.

TS.BS Cao Xuân Thục - Khoa Hô hấp, Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh cho biết, hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra COPD và làm tăng nguy cơ xơ phổi. Các chất độc trong khói thuốc gây viêm mạn tính đường thở, phá hủy cấu trúc phổi, dẫn đến tắc nghẽn không hồi phục và xơ hóa phổi tiến triển. Những trường hợp như bệnh nhân trên không phải là hiếm, khi người bệnh âm thầm chịu đựng các triệu chứng mà không tầm soát, đến khi bệnh đã trở nặng thì điều trị sẽ rất khó khăn.

Tình trạng của cụ ông 74 tuổi khá đáng tiếc, bởi nếu được kiểm tra sớm hơn, các tổn thương phổi có thể được kiểm soát tốt hơn, tránh nguy cơ suy hô hấp về sau. Qua trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo:

  • Chủ động tầm soát hô hấp nếu có ho, khạc đàm, khó thở kéo dài.
  • Những ai từng hút thuốc ≥10 gói/năm, làm việc trong môi trường khói bụi, có bệnh hô hấp nền, từng bị COVID-19 nặng... nên kiểm tra định kỳ dù không có triệu chứng.
  • Cần tránh hoàn toàn khói thuốc, kể cả hút thụ động.
  • Tuân thủ điều trị, tái khám đúng hẹn, giữ vệ sinh hô hấp, tiêm phòng cúm và phế cầu định kỳ để giảm biến chứng.
  • Người từ 40 tuổi trở lên, dù không triệu chứng, nếu có yếu tố nguy cơ thì vẫn nên kiểm tra phổi định kỳ

Với những người đã có tổn thương phổi như xơ phổi, cần bỏ thuốc lá cần ngay lập tức. TS.BS Cao Xuân Thục nhấn mạnh: “Tiếp tục hút thuốc không chỉ khiến xơ phổi tiến triển nhanh hơn mà còn tăng nguy cơ nhập viện và tử vong. Ngưng thuốc lá là bước quan trọng nhất để giữ lại chức năng hô hấp còn lại”.

Ngoài bỏ thuốc, người bệnh cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với khói thuốc, kể cả hút thụ động, tuân thủ điều trị, tái khám đúng hẹn, bảo vệ đường thở khỏi bụi bẩn, khói bếp, hóa chất, khí lạnh và duy trì lối sống lành mạnh. Nên ăn uống đủ chất, tập thở, vận động nhẹ nhàng, vừa sức, tiêm vắc xin phòng cúm và phế cầu định kỳ để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.

 

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X