Hotline 24/7
08983-08983

Chuyên gia hướng dẫn mẹ điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ

Ở vùng nhiệt đới như Việt Nam, số bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng quanh năm ngày càng tăng, đặc biệt là với trẻ em. Theo thống kê của Tổ chức Nghiên cứu Quốc tế về hen và dị ứng ở trẻ em, tỷ lệ học sinh tại Hà Nội mắc bệnh viêm mũi dị ứng là 34,9% và tại HCM là 41,5%.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ

Viêm mũi dị ứng là viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc với dị nguyên (chất/vật gây dị ứng) đường hô hấp. Bệnh gây nhiều khó chịu cho trẻ nhỏ, thậm chí có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị khoa học sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm xoang dị ứng, viêm amidan, ...

Viêm mũi dị ứng khiến trẻ rất khó chịu

Có rất nhiều nguyên nhân trong môi trường sống gây viêm mũi dị ứng. Một trẻ có thể mẫn cảm với nhiều dị nguyên vì vậy khó có thể xác định được nguyên nhân cũng như dị nguyên gây bệnh ở mỗi trẻ.

Các nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ điển hình là: biến đổi thời tiết đột ngột; các dị nguyên như bụi nhà, phấn hoa, lông động vật nuôi, gián, khói thuốc lá, ... Trong đó, bụi nhà và phấn hoa là hai dị nguyên chính gây nên viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng xuất hiện theo mùa thường gây ra bởi các dị nguyên phấn hoa hay nấm mốc tồn tại trong môi trường bên ngoài nhà ở. Viêm mũi dị ứng quanh năm thường gây ra bởi các dị nguyên bên trong nhà hoặc kết hợp giữa các dị nguyên bên trong và bên ngoài môi trường nhà ở.

Ngoài ra, cấu trúc mũi của trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện, sức đề kháng của trẻ đặc biệt là trẻ mới cai sữa còn yếu nên chưa đủ sức chống chọi với những biến đổi thời tiết và dị nguyên trong môi trường sống khiến trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc viêm mũi dị ứng hơn cả.

Triệu chứng điển hình ở trẻ mắc viêm mũi dị ứng

Tam chứng kinh điển đó là: Hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi và chảy nước mũi theo từng cơn trong ngày. Sau từng cơn như vậy trẻ có thể bị nghẹt mũi và phải thở bằng miệng. Nặng hơn có bé bị khó thở, ù tai.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện theo thứ tự sau:

- Ngứa mũi là triệu chứng xuất hiện sớm.

- Chảy nước mũi là triệu chứng xuất hiện sau cơn ngứa mũi, hắt hơi. Nước mũi trong có thể chảy giàn giụa. Nếu lẫn nhầy đục có thể bị bội nhiễm.

- Hắt hơi từng tràng có khi tới vài chục lần liên tiếp, thường xảy ra khi thức dạy hoặc tiếp xúc với dị nguyên.

- Ngạt mũi: không điển hình, có khi ngạt từng lúc, từng bên hay ngạt mũi cả hai bên.

Trẻ em bị viêm mũi dị ứng quanh năm thường có các biểu hiện như thở bằng miệng (miệng há hốc), tật quệt mũi, khịt mũi, nếp nhăn quanh mũi, có thể hen phế quản và viêm da dị ứng. Trẻ thường ngủ không yên giấc, ban ngày mệt mỏi, quấy khóc, học tập kém, ăn uống kém.

Hướng dẫn phòng ngừa và vệ sinh đúng cách

Vệ sinh nhà cửa, đồ dùng

Mẹ phải đảm bảo nhà cửa, đồ dùng, vật dụng tiếp xúc với trẻ phải luôn luôn sạch sẽ. Mẹ phải định kỳ thay giặt chăn, ga, gối, nệm, kể cả vải bọc ghế, bọc nệm, nhằm hạn chế sự tồn tại và tạo điều kiện sinh trưởng cho một số ký sinh trùng. Không nên nuôi chó, mèo trong nhà vì rất có thể lông thú vật là tác nhân gây dị ứng. Nếu không thể không nuôi thì nên cắt tỉa lông cho chúng thường xuyên và hạn chế tiếp xúc ở mức tối đa.

Nên dùng 1 máy hút ẩm không khí để duy trì độ ẩm trong nhà ở mức 50-60%. Nhà cửa sạch sẽ và độ ẩm vừa phải giúp hạn chế tối đa sự phát triển của virus và vi khuẩn.

Vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ

Mẹ cần làm sạch mũi cho trẻ hàng ngày, số lần tùy thuộc vào lượng dịch nhày trong mũi cũng như tình trạng bệnh. Đầu tiên, trẻ cần được rửa mũi, loại bỏ bụi bẩn và cân bằng sinh lý niêm mạc mũi. Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, mẹ dùng nước muối sinh lý đẳng trương đơn liều. Đối với trẻ lớn hơn 3 tháng tuổi, mẹ có thể chuyển sang dùng sản phẩm xịt muối biển tự nhiên để làm ẩm và vệ sinh mũi cho bé.


Rửa mũi hàng ngày giúp mũi trẻ thông thoáng và dễ thở hơn

Sau khi làm thông thoáng mũi, mẹ nên tiếp tục dùng nước muối sinh lý kháng khuẩn chiết xuất từ Cỏ xạ hương, không chứa chất bảo quản để dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là sản phẩm nước muối sinh lý có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, trị viêm mũi, sổ mũi duy nhất trên thị trường mà không phải là kháng sinh. Sản phẩm được chuyên gia Nhi khuyên dùng khi trẻ bị nghẹt mũi, viêm mũi.

Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người mùa dịch bệnh

Vào những thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là lúc phát sinh nhiều dịch bệnh, nhất là những bệnh về đường hô hấp. Mẹ cần hạn chế đưa trẻ tới những nơi đông người như công viên, khu vui chơi để phòng ngừa khả năng trẻ tiếp xúc với những người mắc bệnh. Đồng thời, cần chú ý giữ ấm cho trẻ đặc biệt với những trẻ có cơ địa dị ứng bằng cách mặc ấm, quàng khăn và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ

Khi trẻ mắc bệnh viêm mũi dị ứng,mẹ cần tuân thủ điều trị, phối hợp sử dụng thuốc cho con theo đơn của bác sĩ và cách ly tất cả dị nguyên. Như vậy, việc  điều trị viêm mũi dị ứng mới đạt hiệu quả cao nhất. Mẹ không nên tự ý mua và dùng thuốc cho con, hoặc dùng thuốc không đúng số ngày mà bác sĩ đã chỉ định vì có bệnh có thể bị tái phát lại và ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng của cơ thể trẻ.

Tác giả: Hoài Anh

Tham vấn chuyên khoa: Đinh Ngọc Hoa

Có thể bạn quan tâm:

>> 10 sai lầm không ngờ 70% các bà mẹ Việt dễ mắc phải khi chăm sóc trẻ sơ sinh

>> Lưu ý dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh đến dưới 1 tuổi

>> Những lưu ý cần biết trong một ngày chăm sóc trẻ sơ sinh

Nguồn tham khảo:

1. ST. Louis Children’s Hospital, Guardian of Childhood

https://www.stlouischildrens.org/conditions-treatments/allergic-rhinitis


Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X