Hotline 24/7
08983-08983

Chửa ngoài tử cung, mẹ bầu biết gì?

Chậm kinh, rong huyết, đau âm ỉ vùng dưới rốn rồi cơn đau tăng dần… là những dấu hiệu thường gặp nhất ở người phụ nữ có tình trạng mang thai ngoài tử cung.

Chửa ngoài tử cung (hay chửa ngoài dạ con) là tình trạng trứng sau khi thụ tinh tại 1/3 ngoài của vòi tử cung (vòi trứng) không chuyển được vào buồng tử cung như bình thường mà lại phát triển tại một vị trí nào đó.

Mang thai ngoài tử cung có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi trứng (thường gặp nhất), hoặc bám phía trên buồng trứng, thậm chí nằm trong ổ bụng hay nằm tại cổ tử cung. Mang thai ngoài tử cung ở vị trí ngay chỗ nối giữa vòi trứng và tử cung (gọi là thai đoạn kẽ, thai sừng hay thai góc tử cung) là nguy hiểm nhất vì khó chẩn đoán được sớm, gây mất máu nhiều và nhanh khi thai vỡ, ảnh hưởng nhiều đến khả năng có thai sau này.

Phụ nữ có nguy cơ bị chửa ngoài tử cung cao nhất là những người đã bị sẹo trong ống dẫn trứng trước đó hay đã từng bị chửa ngoài tử cung hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm như loại virus gây bệnh ở người và chim, bệnh lậu, bệnh viêm bụng dưới.


Những dấu hiệu của chửa ngoài tử cung


- Chậm kinh, rong huyết, đau âm ỉ vùng dưới rốn rồi cơn đau tăng dần, kèm theo biểu hiện “mót” đại tiện nhưng không thể đi được… là những dấu hiệu thường gặp nhất ở người phụ nữ có tình trạng mang thai ngoài tử cung.

- Siêu âm cho biết thai có nằm trong dạ con hay trong vòi (khi thai đã phát triển đủ để nhìn thấy trên màn hình). Nếu là thai ngoài dạ con, bắt đầu làm nứt vỡ vòi, siêu âm cho thấy trong ổ bụng có máu.

- Người phụ nữ có kinh nguyệt không đều, không dùng biện pháp tránh thai, cần cảnh giác ngay khi có kinh chậm và đặt ra câu hỏi: Phải chăng mình đã có thai? Đồng thời phải chú ý những dấu hiệu khác thường như ốm nghén. Và phải đi khám ngay mặc dù các dấu hiệu trên không phải bao giờ cũng là bệnh lý. Những cơn đau khi bắt đầu có thai nhất thíêt không phải những cơn đau do bệnh.

Không phải mọi ca chửa ngoài dạ con tiến triển và đưa đến đe dọa cho người mẹ, nhiều trường hợp thai chết và sẩy. Nếu chửa ngoài dạ con mà thai không chết và tiếp tục phát triển, thành vòi trứng mỏng sẽ căng giãn ra là nguyên nhân gây đau bụng dưới. Ở thời điểm này, đôi khi chảy máu âm đạo. Khi thai lớn lên, vòi trứng có thể vỡ, nguyên nhân đau bụng dữ dội, chảy máu trong và bệnh nhân có thể sốc.

Cơ hội sau khi chửa ngoài tử cung

Sau khi đã bị chửa ngoài tử cung vẫn có thể có thai bình thường đến đủ tháng, cả khi đã cắt bỏ một bên vòi trứng hay vòi trứng một bên đã bị tổn thương thì trứng vẫn có thể được thụ tinh ở vòi trứng bên kia sau đó di chuyển vào tử cung.

Nếu cả 2 vòi trứng đều bị tổn thương hay cắt bỏ thì phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là một lựa chọn - lấy trứng đã trưởng thành cho thụ tinh trong ống nghiệm và sau đó cấy vào tử cung.

Trước những cảm giác thay đổi sau chửa ngoài dạ con, một số phụ nữ lại muốn có thai ngay, trong khi số khác tìm kiếm khó khăn để giải tress và lo lắng khả năng chửa ngoài dạ con có thể xảy ra lần sau. Điều quan trọng là người phụ nữ cần được cảnh báo rằng, tuy đáng sợ và việc chửa ngoài dạ con lần nữa có thể xảy ra, song cơ hội có thai khỏe bình thường lớn hơn rất nhiều so với khả năng chửa ngoài dạ con.

Phương pháp tốt nhất để tránh việc chửa ngoài dạ con là tránh thai hiệu quả và bảo vệ mình khỏi những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu nghi ngờ bị chửa ngoài dạ con thì cần chẩn đoán và điều trị nhanh để cứu được mạng sống của người mẹ và có thể thụ thai sau này.

AloBacsi.vn
Theo Thanh Hương - Web Phụ nữ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X