Chủ quan với vết xước nhỏ, người phụ nữ trả giá mất 1 ngón chân
Chuyên khoa mạch máu, Phòng khám Bernard vừa chia sẻ một trường hợp vô cùng đáng tiếc: Từ một vết xước nhỏ, vì chủ quan, nữ bệnh nhân đái tháo đường bị loét nhiễm trùng ở bàn chân, viêm xương ngón chân, dẫn đến phải tháo khớp. Kết cục, người bệnh bị mất một ngón chân.
Bà Đ.T.K.O (SN 1964) bị tiểu đường đã hơn 7 năm. Trước đây, người bệnh còn có tiền sử nghi ngờ tai biến, triệu chứng mắt mờ.
Khi ngón chân trỏ bàn chân phải có vết xước, bà O chủ quan cho rằng đó chỉ là vết thương nhỏ, vài hôm sẽ tự lành nên không để ý hay thăm khám tại cơ sở y tế. Trong thời gian này, bà chỉ uống thuốc điều trị đái tháo đường.
Sau 2 tháng, vết thương không lành mà còn diễn tiến nặng thành loét, ngón chân trỏ ngày càng sưng và loét lan rộng, bục móng chân.

Khi đến với Hệ thống Y khoa chuyên sâu Quốc tế Bernard, vết loét bàn chân của bà O đã có dấu hiệu nhiễm trùng. Từ kiểm tra chuyên sâu, kết quả chụp X-quang bàn chân cho thấy tình trạng nhiễm trùng đã ăn sâu vào xương, gây viêm xương dẫn đến phá hủy xương ngón trỏ. Bác sĩ Trung tâm Điều trị Vết thương Chuyên sâu (Bernard Wound Care) đã tư vấn cần tháo ngón chân bị viêm xương để tránh tình trạng nhiễm trùng lan rộng cả chân.

Trước khi tiến hành tháo ngón chân, bà O được điều trị ổn định đường huyết để quá trình lành thương diễn ra thuận lợi. Sau quá trình tư vấn điều trị và chăm sóc vết thương theo mô hình đa chuyên khoa (kết hợp nội, ngoại khoa) tại Bernard, tình trạng nhiễm trùng đã chấm dứt, vết thương sau tháo ngón chân trỏ đã dần lành, kịp giữ được bàn chân giúp bệnh nhân đi lại bình thường.
Bác sĩ cho biết thêm, nếu bệnh nhân đến thăm khám sớm hơn thì có thể đã bảo tồn được nguyên vẹn bàn chân. Những trường hợp như bà O không hề hiếm gặp, do thực trạng chưa phòng ngừa vết loét từ bệnh nền, chưa ứng dụng rộng rãi mô hình đa chuyên khoa trong tầm soát và điều trị.

Đối với bệnh nhân đái tháo đường, vết loét bàn chân tuy là biến chứng muộn của đái tháo đường nhưng cũng chỉ là phần nổi của “tảng băng trôi" tổn thương đa cơ quan (tim, thận, mạch máu, thần kinh…). Vì vậy ngoài điều trị vết thương mạn tính thì bệnh nhân cần được kiểm tra và điều trị toàn diện, chuyên sâu.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình