Hotline 24/7
08983-08983

Cho trẻ ăn trong năm đầu đời

Là mẹ, bạn luôn muốn con mình nhận đầy đủ dưỡng chất. Dưới đây là những lưu ý mà bạn nên biết khi cho con ăn trong năm đầu.

1. Bé 4 - 6 tháng: ăn đặc

Đây là khoảng thời gian các chuyên gia khuyên nên bắt đầu giới thiệu thức ăn đặc với bé, thường là ngũ cốc kết hợp với sữa mẹ. Nhưng bắt đầu cho bé ăn đặc không chỉ dựa vào tháng tuổi mà còn dựa vào việc bé đã biết ngồi, lắc đầu hay có những động tác nhai ở miệng. Khi ăn, có thể bé sẽ lừa thức ăn ra ngoài để nó tơi hơn.
 

2. Bé vẫn cần bú mẹ hoặc bú bình

Không cần phải cho bé ăn nhiều thức ăn đặc ngay. Nó được xem như một phần bổ sung trong khẩu phần của bé nên không thể thay thế cho sữa mẹ. Vì vậy, chỉ tập cho bé ăn thức ăn đặc chứ không thay hoàn toàn khẩu phần của bé. Quá trình này nên diễn ra từ từ.
 
3. Bắt đầu với ngũ cốc từ gạo

Không có nguyên tắc bắt buộc loại thức ăn đặc nên cho bé ăn trước. Nhưng với thức ăn ngũ cốc có chứa sắt được làm từ gạo chẳng hạn, có thể dễ dàng phát hiện những dị ứng thực phẩm hơn là những loại hỗn hợp. Bạn vẫn có thể khuấy chung với sữa cho đến khi bé làm quen được với thức ăn mới này.

4. Tập từ từ

Cho bé ăn bằng muỗng. Cần phải được tập từ từ để bé quen với việc ăn bằng muỗng và có cảm giác có thức ăn đặc ở trong miệng. Không nên ép bé ăn nhiều, có thể đút 1 hoặc 2 muỗng. Thay vì bắt bé ăn một lượng nhất định thì nên để bé quen dần sẽ tốt hơn.

5. Bắt đầu cho ăn trái cây và rau quả

Trái cây, rau quả, ngũ cốc thậm chí thịt vẫn có thể thêm vào thực đơn của bé. Nên theo dõi phản ứng của bé khi bắt đầu thực đơn mới này. Nếu lúc đầu bé không ăn thì nên thử tiếp lần sau. Chỉ nên đút một ít bằng muỗng để bé có thể nuốt dễ dàng.

 

6. Tránh cho bé dùng sữa bò và mật ong

Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên chỉ nên cho bé uống sữa bò sau khi đã được một tuổi vì nếu uống sớm có thể gây khó tiêu cho bé. Tương tự, cũng không nên cho bé ăn mật ong trước khi bé được 1 tuổi (chuyên gia dinh dưỡng khuyên tốt nhất là bé được 2 tuổi), vì có thể gây nguy cơ bị ngộ độc thức ăn mà hệ miễn dịch của bé không thể chống lại.

7. Nên dừng khi bé muốn dừng

Khi no, bé sẽ cho bạn biết bé không muốn ăn nữa. Bé sẽ ngậm chặt muỗng, lắc đầu, khóc hoặc phun ra tất cả những gì bạn đút. Không nên ép bé ăn thêm. Trẻ sẽ ăn khi đói và dừng khi no. Tôn trọng những bản năng của bé có thể giúp bé tránh được phản ứng quá khích.

8. Bé không ăn, bạn đừng nổi giận

Không thích ăn thức ăn mới ngay lập tức không có nghĩa là bé không muốn ăn. Nên cố gắng thử thêm trong một vài ngày. Cần cho bé thời gian để thích nghi với thức ăn mới. Ngoài ra, bé có thể thích ăn thức ăn khi nhìn thấy bạn ăn nó. Nhưng tốt nhất là không được ép bé ăn và ăn nhiều loại thức ăn mới.

9. Mọi thứ bừa bộn? Không sao

Khi lớn hơn, bé sẽ còn muốn tự đút mình ăn. Điều đó thường làm cho thức ăn vương vãi khắp nơi trên người bé từ mặt, mũi, tay, chân cho đến áo quần. Nhưng không sao cả, vì học cách ăn thức ăn đặc là một hoạt động kỹ năng toàn thân của bé. Nếu muốn hạn chế sự vương vãi, bạn có thể đặt một tấm vải dưới ghế ăn của bé và nên kiên nhẫn, bởi giai đoạn này sẽ không kéo dài.

10. Cho bé ăn thức ăn bằng tay khi bé sẵn sàng
 
Khi được khoảng 9 tháng tuổi, bé có thể cầm trên tay những mẩu thực phẩm nhỏ để ăn. Nhưng vẫn cần cho bé ăn bằng muỗng với sữa mẹ (được vắt ra) hay sữa bình. Một số thực phẩm cầm tay như những miếng chuối chín, phô mai, mì Ý nấu chín,... Tránh loại cứng dễ gây mắc nghẹn như kẹo, khoai tây chín, rau sống, nho, nho khô, bánh hot dog.

Theo Nguyên An - Phụ nữ TP.HCM (webmd.com)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X