Chỉ số đường huyết cao ở người đái tháo đường có nguy hiểm không?
Tình trạng đường huyết tăng cao ở người bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần hiểu rõ triệu chứng, nguyên nhân và cách giảm đường huyết hiệu quả.
Chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao?
Ở người bệnh đái tháo đường, đường huyết tăng cao được định nghĩa là khi:
- Đường huyết lúc đói ≥ 7mmol/L (126mg/dL).
- Đường huyết sau ăn 2 giờ ≥ 10mmol/L (180mg/dL).
- Chỉ số HbA1c ≥ 7 %.
Tuy nhiên với những người bệnh lâu năm và cao tuổi, giới hạn tăng đường huyết sẽ được nới rộng hơn, có thể ≥ 8,5 mmol/L với đường huyết khi đói và ≥ 8 % với chỉ số HbA1c.
Nguyên nhân nào gây tăng đường huyết?
Nguyên nhân sâu xa khiến chỉ số đường huyết tăng cao là do người bệnh đái tháo đường bị thiếu insulin (tuyến tụy không sản xuất đủ insulin) và đề kháng với insulin.
Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng này phần lớn do sai lầm trong quá trình điều trị. Chẳng hạn như: Quên uống/tiêm thuốc, ăn uống chưa hợp lý, vận động không thường xuyên…
Ngoài ra, tăng đường huyết còn xảy ra khi người bệnh bị căng thẳng, mất ngủ, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn răng miệng, có vết loét…
Các triệu chứng cảnh báo tăng đường huyết
Có 3 triệu chứng cảnh báo chỉ số đường huyết tăng cao là đi tiểu nhiều, hay cảm thấy khát và hay cảm thấy đói. Ngoài ra, tình trạng tăng đường huyết cũng có thể gây ra các dấu hiệu như mệt mỏi, giảm cân, nhìn mờ, khô ngứa da, tê bì chân tay.
Chỉ số đường huyết cao có nguy hiểm không?
Đường huyết cao rất nguy hiểm bởi có thể gây ra nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh.
Biến chứng cấp tính (xảy ra trong thời gian ngắn)
Các biến chứng cấp tính do đường huyết tăng cao bao gồm nhiễm toan ceton và hội chứng tăng áp lực thẩm thấu. Theo đó, nhiễm toan ceton có thể xảy ra nếu nồng độ glucose trong máu tăng trên 15mmol/L (270mg/dL). Nguyên nhân thường là do người bệnh vô tình bỏ lỡ một liều tiêm insulin.
Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết không nhiễm ceton thường xảy ra khi đường huyết tăng cao trên 33 mmol/L (600mg/dL) trong một thời gian dài. Cả hai biến chứng này đều có thể đe dọa tính mạng người bệnh nên cần cấp cứu kịp thời.
Ở người bệnh đái tháo đường, đường huyết tăng cao được định nghĩa là khi:
- Đường huyết lúc đói ≥ 7mmol/L (126mg/dL).
- Đường huyết sau ăn 2 giờ ≥ 10mmol/L (180mg/dL).
- Chỉ số HbA1c ≥ 7 %.
Tuy nhiên với những người bệnh lâu năm và cao tuổi, giới hạn tăng đường huyết sẽ được nới rộng hơn, có thể ≥ 8,5 mmol/L với đường huyết khi đói và ≥ 8 % với chỉ số HbA1c.
Nguyên nhân nào gây tăng đường huyết?
Nguyên nhân sâu xa khiến chỉ số đường huyết tăng cao là do người bệnh đái tháo đường bị thiếu insulin (tuyến tụy không sản xuất đủ insulin) và đề kháng với insulin.
Tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng này phần lớn do sai lầm trong quá trình điều trị. Chẳng hạn như: Quên uống/tiêm thuốc, ăn uống chưa hợp lý, vận động không thường xuyên…
Ngoài ra, tăng đường huyết còn xảy ra khi người bệnh bị căng thẳng, mất ngủ, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn răng miệng, có vết loét…
Các triệu chứng cảnh báo tăng đường huyết
Có 3 triệu chứng cảnh báo chỉ số đường huyết tăng cao là đi tiểu nhiều, hay cảm thấy khát và hay cảm thấy đói. Ngoài ra, tình trạng tăng đường huyết cũng có thể gây ra các dấu hiệu như mệt mỏi, giảm cân, nhìn mờ, khô ngứa da, tê bì chân tay.
Chỉ số đường huyết cao có nguy hiểm không?
Đường huyết cao rất nguy hiểm bởi có thể gây ra nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh.
Biến chứng cấp tính (xảy ra trong thời gian ngắn)
Các biến chứng cấp tính do đường huyết tăng cao bao gồm nhiễm toan ceton và hội chứng tăng áp lực thẩm thấu. Theo đó, nhiễm toan ceton có thể xảy ra nếu nồng độ glucose trong máu tăng trên 15mmol/L (270mg/dL). Nguyên nhân thường là do người bệnh vô tình bỏ lỡ một liều tiêm insulin.
Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết không nhiễm ceton thường xảy ra khi đường huyết tăng cao trên 33 mmol/L (600mg/dL) trong một thời gian dài. Cả hai biến chứng này đều có thể đe dọa tính mạng người bệnh nên cần cấp cứu kịp thời.
Biến chứng mạn tính (xảy ra trong thời gian dài)
Về lâu dài, chỉ số đường huyết tăng cao có thể làm tổn thương tất cả các cơ quan nội tạng và gây ra các biến chứng. Thường gặp nhất là biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh, bàn chân, da…
Những biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường là nguyên nhân chủ yếu gây giảm tuổi thọ và khiến người bệnh tử vong. Vì vậy, bên cạnh giảm đường huyết, người bệnh đái tháo đường cần chú ý phòng ngừa biến chứng.
Cách giảm chỉ số đường huyết hiệu quả lâu dài
Để giảm chỉ số đường huyết và giảm các biến chứng đái tháo đường nguy hiểm do đường huyết cao gây ra, bạn cần áp dụng đồng thời các biện pháp sau:
- Ăn uống có kiểm soát: Ngoài việc ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế tinh bột, bạn nên chú ý trong cách ăn. Ăn rau đầu bữa ăn, ăn chậm, ăn đúng giờ cũng sẽ giúp tuyến tụy của bạn hoạt động một cách chính xác. Nhờ đó, người bệnh đái tháo đường có thể kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.
- Tập luyện đúng và đủ: Tập luyện thường xuyên giúp giảm kháng insulin nhưng nếu tập quá gắng sức, bạn sẽ dễ bị tụt đường huyết. Vậy nên bạn cần chọn các bài tập nhẹ nhàng và duy trì 30 phút mỗi ngày.
- Giảm căng thẳng, stress.
- Ngủ đủ giấc, hạn chế rượu bia thuốc lá.
Những biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường là nguyên nhân chủ yếu gây giảm tuổi thọ và khiến người bệnh tử vong. Vì vậy, bên cạnh giảm đường huyết, người bệnh đái tháo đường cần chú ý phòng ngừa biến chứng.
Cách giảm chỉ số đường huyết hiệu quả lâu dài
Để giảm chỉ số đường huyết và giảm các biến chứng đái tháo đường nguy hiểm do đường huyết cao gây ra, bạn cần áp dụng đồng thời các biện pháp sau:
- Ăn uống có kiểm soát: Ngoài việc ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế tinh bột, bạn nên chú ý trong cách ăn. Ăn rau đầu bữa ăn, ăn chậm, ăn đúng giờ cũng sẽ giúp tuyến tụy của bạn hoạt động một cách chính xác. Nhờ đó, người bệnh đái tháo đường có thể kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.
- Tập luyện đúng và đủ: Tập luyện thường xuyên giúp giảm kháng insulin nhưng nếu tập quá gắng sức, bạn sẽ dễ bị tụt đường huyết. Vậy nên bạn cần chọn các bài tập nhẹ nhàng và duy trì 30 phút mỗi ngày.
- Giảm căng thẳng, stress.
- Ngủ đủ giấc, hạn chế rượu bia thuốc lá.
Theo Vi Bùi - Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình