Châu Âu sắp phê duyệt vắc xin Novavax, WHO tạm thời đưa ra khuyến nghị tiêm trộn vắc xin ngừa COVID-19
Trong tuần tới, châu Âu có thể phê duyệt vắc xin hãng Novavax nhằm giúp đẩy nhanh tiến độ chủng ngừa toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tạm thời khuyến cáo các quốc gia tiêm trộn vắc xin nhằm tạo ra phản ứng miễn dịch tốt hơn.
Vắc xin Novavax có thể được châu Âu phê duyệt vào tuần sau
Hãng tin Reuters trích lời của báo Financial Times, vắc xin Novavax có thể được Cơ quan Dược phẩm châu Âu phê duyệt vào tuần tới và vắc xin này sẽ được xếp vào danh sách vắc xin COVID-19 được sử dụng khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
WHO có thể phê duyệt một khi nhóm người chuyên về sức khỏe của tổ chức này cho phép đưa vào vắc xin vào danh sách thuốc cần sử dụng khẩn cấp hoặc Cơ quan Dược phẩm châu Âu cho phép tiếp thị loại thuốc này.
Một người phụ nữ cầm một chai nhỏ có nhãn dán "Thuốc chủng ngừa Coronavirus COVID-19" và một ống tiêm y tế phía trước logo Novavax được hiển thị trong hình minh họa này được chụp, ngày 30/10/2020 - Ảnh: Reuters / Dado Ruvic
Như vậy, công ty dược phẩm Novavax và Nhà máy Serum (đối tác của mình) sẽ có được cơ hội trao tặng vắc xin cho các quốc gia có thu nhập thấp.
Hôm qua (16/12), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói họ sẽ cho biết vắc xin loại này sẽ được phê duyệt ra sao trong những ngày tới.
Kết quả thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn cuối được thực hiện ở Mỹ vào tháng 6 năm nay cho thấy, hiệu quả của vắc xin Novavax đạt hơn 90% trong việc chống các biến chủng virus SARS-CoV-2 đáng lo ngại.
Tháng trước, vắc xin Novavax được Indonesia phê duyệt. Hiện nay, vắc xin này đang chờ Nhật Bản phê duyệt. Nhà máy Takeda Pharmaceutical sẽ sản xuất và phân phối loại vắc xin Novavax.
Công ty dược phẩm ở bang Maryland cũng công bố họ có thể bắt đầu sản xuất vắc xin có thể nhắm vào biến thể Omicron vào tháng 1 năm sau.
Công ty Novavax cũng đang thử nghiệm tính hiệu quả của 2 mũi vắc xin trong việc chống biến chủng Omicron.
Tổ chức WHO đưa ra khuyến nghị tạm thời trong việc tiêm trộn vắc xin ngừa COVID-19
Hôm qua (16/12), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra khuyến nghị tạm thời về việc tiêm trộn vắc xin ngừa COVID-19 đối với mũi hai và mũi tăng cường.
Cơ quan y tế toàn cầu cho biết, vắc xin mRNA do hãng Pfizer/BioNTech hay Moderna sản xuất có thể được sử dụng là mũi tiêm thứ hai và tăng cường sau khi tiêm mũi một AstraZeneca (vắc xin virus).
Tổ chức WHO nhấn mạnh, người tiêm 2 mũi vắc xin Sinopharm có thể chọn tiêm mũi vắc xin thứ ba của hãng AstraZeneca hay vắc xin mRNA (Pfizer hoặc Moderna).
Vắc xin có véc tơ virus có nhiệm vụ hướng dẫn cơ thể tạo ra kháng nguyên chống virus SARS-CoV-2. Trong khi đó, vắc xin mRNA sử dụng mã của virus SARS-CoV-2 nhằm kích hoạt phản ứng miễn dịch của người được tiêm vắc xin tốt hơn. Vắc xin khiến virus bất hoạt sẽ chụp lấy virus SARS-CoV-2 và tiêu diệt virus bằng hóa chất, nhiệt độ hay chất phóng xạ.
Đầu tháng 12 năm nay, hướng dẫn đã được triển khai sau khi dựa theo hướng dẫn của các chuyên gia chuyên về chiến lược chủng ngừa COVID-19 của WHO.
Tuần trước, WHO trích dẫn kết quả thí nghiệm từ một nghiên cứu rằng tiêm mũi vắc xin thứ hai Moderna cách chín tuần sau khi chích mũi một AstraZeneca hay Pfizer/BioNTech tạo ra phản ứng miễn dịch tốt hơn.
Tuy nhiên, tổ chức WHO cũng nhấn mạnh cần chú trọng đến nguồn cung ứng, khả năng tiếp cận và các lợi ích cũng như rủi ro của vắc xin ngừa COVID-19 khi tiêm trộn.
Cơ quan y tế toàn cầu khẳng định, khuyến cáo sẽ sớm được xem xét khi dữ liệu được thu thập nhiều hơn.
Nhiều quốc gia đã tiến hành tiêm trộn các mũi vắc xin ngừa COVID-19 trong bối cảnh số ca nhiễm tăng mạnh, nguồn cung vắc xin bị giới hạn và tình trạng chủng ngừa chậm do lo sợ về mức độ an toàn.
Trọng Dy (dịch)
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình