BS Phạm Thị Kim Loan: Nữ bác sĩ “khắc tinh” của bệnh cột sống
Với sự say mê nghiên cứu, BS Phạm Thị Kim Loan đã chế tạo thành công ra những sản phẩm dùng trong việc phòng ngừa và chữa trị các chứng bệnh liên quan đến cột sống.
Khi biết chúng tôi có ý định viết bài về mình, BS Phạm Thị Kim Loan, Giám đốc Công ty TNHH MTV TM - SX - XNK Ngân Hà đã thốt lên: “Tôi thì có cái gì đâu để mà viết, nhưng nếu có thể, tôi muốn những sản phẩm của công ty được nhiều người biết đến hơn. Đó không phải chỉ vì lợi ích của tôi, mà biết đâu còn là niềm vui cho những người đang ngày đêm đau đớn vì những căn bệnh liên quan đến cột sống”.
Nhìn bên ngoài, chắc chẳng ai nghĩ rằng người phụ nữ này đã bước qua cái tuổi ngoài 50, bởi trong mỗi cử chỉ, lời nói của chị đều toát lên vẻ trẻ trung, năng động khiến người đối diện luôn cảm thấy thoải mái, hòa đồng.
Tốt nghiệp trường ĐH Y dược TPHCM niên khóa 1981 - 1987, chuyên khoa Nhi, sau 19 năm công tác, BS Phạm Thị Kim Loan đã trở thành Trưởng khoa cấp cứu một bệnh viện lớn tại TPHCM.
Năm 2006, một bước ngoặt cuộc đời đã đến với BS Loan, khi chị được tham gia một khóa đào tạo về bệnh cột sống do phía Pháp tổ chức. Tận mắt chứng kiến những cơn đau hành hạ bệnh nhân mà nền y học thế giới chưa có phương pháp nào để chữa trị một cách hiệu quả, trong lòng chị Loan dậy lên một cảm xúc khó tả, vừa thương những người đang ngày đêm đau đớn, vừa mong muốn tìm ra một phương pháp nào đó để có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh quái ác này.
Sau nhiều đêm suy nghĩ, đắn đo, cuối cùng chị đã có một quyết định làm bất ngờ cả gia đình, bạn bè và đồng nghiệp khi xin nghỉ tại bệnh viện nơi mình đang công tác để có thời gian tập trung vào việc nghiên cứu, chế tạo một sản phẩm nhằm chữa trị căn bệnh đau cột sống cho mọi người.
“Lúc tôi nói là sẽ xin nghỉ việc, ai cũng tưởng là nói đùa, bởi công việc của tôi lúc đó quá tốt, nếu không nói là niềm mơ ước của rất nhiều người”, chị Loan cười chia sẻ.
Những ngày đầu BS Loan mới bắt tay vào nghiên cứu, muôn vàn khó khăn bủa vây trước mắt, có những lúc tưởng chừng như đã thất bại, nhưng với bản lĩnh, quyết tâm của bản thân, cộng với sự hỗ trợ từ phía gia đình, mỗi lần vấp ngã, chị lại tự đứng dậy, tìm tòi, đổi mới thiết kế để cho ra đời những sản phẩm tối ưu, có hiệu quả cao nhất.
“Khó khăn nhất của tôi lúc đó chính là phương tiện khoa học kỹ thuật trong nước còn khá lạc hậu. Trong khi sản phẩm được thiết kế dựa trên nhiều chiều không gian và phương tiện vẽ, hay thiết kế trong nước chưa thể làm được. Lúc đó, tôi phải thuê qua hệ thống máy của một kiến trúc sư chuyên tạo hình cho hãng Watl Disney, thông qua trí tưởng tượng của tôi mới ra được sản phẩm”.
Sau hơn một năm nghiên cứu, cuối cùng, chiếc gối cổ đầu tiên dành cho những người bị bệnh cột sống cũng đã được ra đời. Đây là sản phẩm dựa trên nghiên cứu về lực tác động cơ học của khung xương lên cơ thể con người, cơ chế sinh bệnh học gây ra những bệnh lý về xương…
“Trên thế giới hiện vẫn chưa có giải pháp cụ thể để phòng ngừa, chữa trị dứt điểm những căn bệnh về cột sống và thay đổi khung xương con người. Thời gian đầu, tôi vẫn phải dựa vào một số nghiên cứu khoa học của Mỹ để làm tiền đề nghiên cứu. Tuy nhiên, những sản phẩm sau này đều là do chính bản thân tôi nghiên cứu và chế tạo ra với những chức năng mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng”.
Đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp của chị đã có 6 sản phẩm được đăng ký bảo hộ độc quyền tại tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (WIPO), bao gồm các loại ghế ngồi, dép, gối cổ, gối lưng, đệm ngồi và ghế đặc biệt sử dụng trong ngăn ngừa và điều trị các bệnh về cột sống. Nhãn hiệu mang tên chị được đăng ký độc quyền trên toàn thế giới, sản phẩm được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Ba Lan… được đánh giá rất cao.
“Ngày nay, do đặc thù về công việc hay sinh hoạt hàng ngày, số lượng người bị bệnh liên quan đến cột sống ngày càng nhiều. Nếu những sản phẩm của tôi được ứng dụng vào những công trình công cộng như ô tô buýt, máy bay, văn phòng công sở… sẽ giúp cho nhiều thế hệ phòng ngừa được bệnh về cột sống”, chị Loan chia sẻ.
Bên cạnh việc nghiên cứu, kinh doanh, hàng tuần, chị Loan cùng đội ngũ y bác sĩ tại phòng khám đã tổ chức những buổi tư vấn miễn phí cho người dân để biết và phòng chữa những căn bệnh liên quan đến cột sống. Hiện nay, phòng khám của BS Loan không chỉ tiếp đón bệnh nhân trong nước mà còn có rất nhiều bệnh nhân nước ngoài đến xin trợ giúp.
Ngoài ra, khi có dịp, chị Loan lại theo những đoàn công tác từ thiện, đi khám và chữa bệnh cho bệnh nhân ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn…. “Để làm được điều này, tôi đã nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ gia đình, đặc biệt là ông xã. Dù có bất kỳ khó khăn nào, cả hai cũng đều bên nhau để cố gắng vượt qua”, bác sỹ Loan tâm sự.
Theo chị Loan, phụ nữ Việt Nam rất giỏi, có trí thông minh, tính cần cù nhẫn nại và chịu đựng cao. Tuy nhiên, một thực tế là hiện nay không có nhiều người phụ nữ có thể tạo dấu ấn ở tầm thế giới. Đó là bởi khi đi ra ngoài xã hội, họ bị giằng co giữa gia đình và công việc.
“Bổn phận của người phụ nữ thường chu toàn công việc trong gia đình, rồi mới nghĩ đến những chuyện khác, do đó để đạt được thành công thường khó hơn nam giới. Muốn thành công, họ không chỉ cần có sự nỗ lực không ngừng mà cần phải có sự say mê, bởi đó chính là động lực để người phụ nữ vươn lên, vượt qua mọi trở ngại. Cũng như tôi, mục đích ban đầu khi bắt tay nghiên cứu ra sản phẩm chỉ là để cho người bệnh hết đau chứ không phải để bán, và khi thấy sản phẩm của tôi có kết quả tốt, lại cố gắng hơn để tìm cách nghiên cứu ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn”.
Nhìn bên ngoài, chắc chẳng ai nghĩ rằng người phụ nữ này đã bước qua cái tuổi ngoài 50, bởi trong mỗi cử chỉ, lời nói của chị đều toát lên vẻ trẻ trung, năng động khiến người đối diện luôn cảm thấy thoải mái, hòa đồng.
Tốt nghiệp trường ĐH Y dược TPHCM niên khóa 1981 - 1987, chuyên khoa Nhi, sau 19 năm công tác, BS Phạm Thị Kim Loan đã trở thành Trưởng khoa cấp cứu một bệnh viện lớn tại TPHCM.
Năm 2006, một bước ngoặt cuộc đời đã đến với BS Loan, khi chị được tham gia một khóa đào tạo về bệnh cột sống do phía Pháp tổ chức. Tận mắt chứng kiến những cơn đau hành hạ bệnh nhân mà nền y học thế giới chưa có phương pháp nào để chữa trị một cách hiệu quả, trong lòng chị Loan dậy lên một cảm xúc khó tả, vừa thương những người đang ngày đêm đau đớn, vừa mong muốn tìm ra một phương pháp nào đó để có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh quái ác này.
Sau nhiều đêm suy nghĩ, đắn đo, cuối cùng chị đã có một quyết định làm bất ngờ cả gia đình, bạn bè và đồng nghiệp khi xin nghỉ tại bệnh viện nơi mình đang công tác để có thời gian tập trung vào việc nghiên cứu, chế tạo một sản phẩm nhằm chữa trị căn bệnh đau cột sống cho mọi người.
“Lúc tôi nói là sẽ xin nghỉ việc, ai cũng tưởng là nói đùa, bởi công việc của tôi lúc đó quá tốt, nếu không nói là niềm mơ ước của rất nhiều người”, chị Loan cười chia sẻ.
Những ngày đầu BS Loan mới bắt tay vào nghiên cứu, muôn vàn khó khăn bủa vây trước mắt, có những lúc tưởng chừng như đã thất bại, nhưng với bản lĩnh, quyết tâm của bản thân, cộng với sự hỗ trợ từ phía gia đình, mỗi lần vấp ngã, chị lại tự đứng dậy, tìm tòi, đổi mới thiết kế để cho ra đời những sản phẩm tối ưu, có hiệu quả cao nhất.
“Khó khăn nhất của tôi lúc đó chính là phương tiện khoa học kỹ thuật trong nước còn khá lạc hậu. Trong khi sản phẩm được thiết kế dựa trên nhiều chiều không gian và phương tiện vẽ, hay thiết kế trong nước chưa thể làm được. Lúc đó, tôi phải thuê qua hệ thống máy của một kiến trúc sư chuyên tạo hình cho hãng Watl Disney, thông qua trí tưởng tượng của tôi mới ra được sản phẩm”.
Sau hơn một năm nghiên cứu, cuối cùng, chiếc gối cổ đầu tiên dành cho những người bị bệnh cột sống cũng đã được ra đời. Đây là sản phẩm dựa trên nghiên cứu về lực tác động cơ học của khung xương lên cơ thể con người, cơ chế sinh bệnh học gây ra những bệnh lý về xương…
“Trên thế giới hiện vẫn chưa có giải pháp cụ thể để phòng ngừa, chữa trị dứt điểm những căn bệnh về cột sống và thay đổi khung xương con người. Thời gian đầu, tôi vẫn phải dựa vào một số nghiên cứu khoa học của Mỹ để làm tiền đề nghiên cứu. Tuy nhiên, những sản phẩm sau này đều là do chính bản thân tôi nghiên cứu và chế tạo ra với những chức năng mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng”.
Đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp của chị đã có 6 sản phẩm được đăng ký bảo hộ độc quyền tại tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (WIPO), bao gồm các loại ghế ngồi, dép, gối cổ, gối lưng, đệm ngồi và ghế đặc biệt sử dụng trong ngăn ngừa và điều trị các bệnh về cột sống. Nhãn hiệu mang tên chị được đăng ký độc quyền trên toàn thế giới, sản phẩm được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Ba Lan… được đánh giá rất cao.
“Ngày nay, do đặc thù về công việc hay sinh hoạt hàng ngày, số lượng người bị bệnh liên quan đến cột sống ngày càng nhiều. Nếu những sản phẩm của tôi được ứng dụng vào những công trình công cộng như ô tô buýt, máy bay, văn phòng công sở… sẽ giúp cho nhiều thế hệ phòng ngừa được bệnh về cột sống”, chị Loan chia sẻ.
Bên cạnh việc nghiên cứu, kinh doanh, hàng tuần, chị Loan cùng đội ngũ y bác sĩ tại phòng khám đã tổ chức những buổi tư vấn miễn phí cho người dân để biết và phòng chữa những căn bệnh liên quan đến cột sống. Hiện nay, phòng khám của BS Loan không chỉ tiếp đón bệnh nhân trong nước mà còn có rất nhiều bệnh nhân nước ngoài đến xin trợ giúp.
Ngoài ra, khi có dịp, chị Loan lại theo những đoàn công tác từ thiện, đi khám và chữa bệnh cho bệnh nhân ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn…. “Để làm được điều này, tôi đã nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ gia đình, đặc biệt là ông xã. Dù có bất kỳ khó khăn nào, cả hai cũng đều bên nhau để cố gắng vượt qua”, bác sỹ Loan tâm sự.
Theo chị Loan, phụ nữ Việt Nam rất giỏi, có trí thông minh, tính cần cù nhẫn nại và chịu đựng cao. Tuy nhiên, một thực tế là hiện nay không có nhiều người phụ nữ có thể tạo dấu ấn ở tầm thế giới. Đó là bởi khi đi ra ngoài xã hội, họ bị giằng co giữa gia đình và công việc.
“Bổn phận của người phụ nữ thường chu toàn công việc trong gia đình, rồi mới nghĩ đến những chuyện khác, do đó để đạt được thành công thường khó hơn nam giới. Muốn thành công, họ không chỉ cần có sự nỗ lực không ngừng mà cần phải có sự say mê, bởi đó chính là động lực để người phụ nữ vươn lên, vượt qua mọi trở ngại. Cũng như tôi, mục đích ban đầu khi bắt tay nghiên cứu ra sản phẩm chỉ là để cho người bệnh hết đau chứ không phải để bán, và khi thấy sản phẩm của tôi có kết quả tốt, lại cố gắng hơn để tìm cách nghiên cứu ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn”.
Theo Thiện An - Khám phá
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình