Hotline 24/7
08983-08983

BS Lương Lễ Hoàng livestream giải đáp thắc mắc về bệnh tim mạch

Làm sao để giảm các biến chứng tim mạch? Kết hợp Đông - Tây y trong điều trị bệnh tim mạch cần lưu ý gì?... Tất cả những thắc mắc này sẽ được BS Lương Lễ Hoàng giải đáp trong chương trình tư vấn trực tiếp với chủ đề “Một chút công bằng với trái tim” chiều ngày 4/10/2019.

Phần I: Đàm thoại truyền hình với MC Kim Ánh

MC Kim Ánh: Thuốc tim mạch hiện nay vượt xa thuốc trước đây 5, 10 năm. Kỹ thuật chẩn đoán cũng tiến bộ vượt bậc, từ siêu âm bước qua nội soi. Thêm vào đó là thao tác ngoại khoa, khi cần thì đặt stent, khi thì dùng tia laser tán cục máu đông. Thế thì vì sao bác sĩ lại gióng tiếng chuông báo động để người người cư xử sao cho tim vẫn thầm thì nhưng đừng thổn thức rồi tắt… thở?

BS Lương Lễ Hoàng: Thường bệnh chẩn đoán khó, hoặc chẩn đoán được nhưng lại thiếu phương tiện thì chắc cắn đó là căn bệnh nghiêm trọng thì tỷ lệ tử vong do hậu quả và biến chứng trầm kha.
Hiện các phương tiên chẩn đoán bệnh tim rất tiến bộ. Thầy thuốc tim mạch cũng khỏe hơn vì thuốc tim mạch cũng tiến bộ hơn xưa.

Điểm nghịch lý đó là tỷ lệ tử vong vì bệnh tim mạch vẫn đáng báo động. Hiện bác sĩ chuyên khoa đông nhưng tỷ lệ tử vong do biến chứng thì không hề giảm, thậm chí ngay cả các nước có ngành y tế tiên tiên cũng tăng. Vì vậy phía sau nghịch lý có yếu tố gì khác. Những yếu tố này ko thể giải quyết bằng viên thuốc đặc hiệu, hay phòng cấp cứu.

Theo lời kêu gọi của WHO, phải đối phó vs những yếu tố nằm ngoài bệnh viện mới giảm tải số lượng bệnh nhân. Và nghịch lý sẽ tồn tại mãi mà thầy thuốc trở tay ko kịp. Đó là bệnh nhân đến trễ, tình trạng và cơ tạng khó cấp cứu. Hoặc nếu cứu được thì tỷ lệ tái phát cao. Do đó có nhiều yếu tố cần quan tâm, chỉ trong mong vào viên thuốc đặc hiệu thì người thấy thuốc cũng lúng túng, bó tay khi bên cạnh mình máy siêu âm ngày càng tốt, thuốc càng hiệu quả.

Nếu không thiếu thuốc đặc hiệu, vì sao ngay cả ở quốc gia thừa thuốc, như Hoa Kỳ, Đức… vì sao càng lúc càng có nhiều thầy thuốc tán đồng quan điểm áp dụng hoạt chất sinh học trong phác đồ điều trị?

Nghịch lý vì thuốc đặc hiệu không là giải pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh, không là đáp án rốt ráo trong điều trị phục hồi, không là biện pháp phối hợp trong phác đồ điều trị toàn diện.

Hiện bệnh tim mạch ít nhiều vẫn còn nhiêu khê vì khó phát hiện hơn ngày xưa. Lúc trước, dấu hiệu điển hình của bệnh tim có thể kể đến như cơn đau thắt ngực, lan ra cánh tay cổ họng, gây vã mồ hôi, lo lắng. Nhưng hiện nay những dấu hiệu này ít thấy, thậm chí là mơ hồ.

Ngày xưa, bệnh suy tim thường nghĩ đến của người cao tuổi nhưng giờ đã trẻ hóa rất nhiều.

Vì không có dấu hiệu báo động, có thể hôm nay đi khám sức khỏe không phát hiện ra nhưng ngày hôm sau có thể xuất hiện. Ngoài ra, căn bệnh này còn rất khó phục hồi.

Những yếu tố này làm cho bệnh tim khó điều trị, mặc dù có nhiều phương tiện chẩn đoán, kỹ thuật điều trị nhưng kết quả vẫn chưa đạt được như ý muốn.

Nếu muốn áp dụng thành phẩm với hoạt chất trong dược thảo, cần chọn lựa sản phẩm như thế nào để đừng “tiền mất tật mang”, để đừng “ngậm bồ hòn làm ngọt”?

Thuốc hóa chất tổng hợp hay thuốc đặc hiệu không phải là giải pháp, thậm chí đó là giải pháp duy nhất trong trường hợp cấp bách phải dùng. Không nên có suy nghĩ dùng thuốc khỏe rồi ngưng. Hiện nay có nhiều nghiên cứu cho thấy đột quỵ xảy ra, trong đó gân phân nửa bệnh nhân đã điều trị ổn định nhưng quyết định ngưng thuốc hoặc có những tin đồn thuốc hóa chất có tác dụng phụ. Thực tế một người uống thuốc tim mạch tự ý ngưng thuốc thì có nguy cơ tử vong. Vì vậy người bệnh không được tự ý ngưng thuốc, không sửa đổi thuốc, nếu không thì phải có chỉ định cuả bác sĩ điều trị.

Khi dùng thuốc có hoạt chất sinh học, mục tiêu không phải để thay thế mà dùng để hỗ trợ. Đó là giúp thuốc hóa chất ít tác dụng phụ nhưng có hiệu quả như mong muốn, ít độc tính, ít phải lệ thuộc thuốc.

Thực tế, nếu dùng hoạt chất sinh học hoặc các dược chất thiên nhiên, quan trọng nhất thành phẩm đã được xác minh tác dụng hay chưa, theo tiêu chí khách quan của y học hiện đại. Không dùng thuốc theo lời đồn hoặc quảng cáo.

Khi dùng thuốc phải qua thầy thuốc đã áp dụng thành phẩm và thầy thuốc hài lòng, an tâm , thấy tốt cho bệnh nhân,  không dùng theo bệnh nhân nghĩ chắc là tốt. Trong môi trường quảng cáo thả nổi như hiện nay, nên “chọn mặt gửi vàng” theo lời “nặng ngàn cân” của thầy thuốc.

Có đúng là bệnh tim đang có khuynh hướng “già đúng là không bỏ, nhưng nhỏ cũng không tha”?

Ngày xưa xem bệnh tim mạch như suy tim, hiếm có lắm mới có nhồi máu cơ tim là của người già, vì mạch máu xơ vữa… Nhưng rõ ràng giờ bệnh đang “gõ cửa” nhiều người trẻ. Hiện đã có nhiều nghiên cứu phát hiện nhồi máu cơ tim không phải vì tăng mỡ máu. Có đến ½ trường hợp bị nhồi máu cơ tim mà không bị tăng mỡ máu trước đó. Lúc trước, còn nghĩ do tăng huyết áp.

Nhưng giờ có nhiều người không bị tăng huyết áp, mà bởi vì mạch máu bất ngờ co thắt, dòng máu chạy đang chạy ngon ơ bỗng dưng kẹt xe. Kẹt xe ở đây thường do phản ứng sai lệch do gia chủ sống không đồng hành với người thân bằng stress. Stress, căng thẳng, nội tiết tố tham - sân - si làm khiến cho dòng máu bất ngờ đậm đặc, một lúc nào đó bị nghẹt lại thì dẫn đến thiếu máu cơ tim. Điều đáng lo ở đây là dấu hiệu thiếu máu cơ tim mù mờ. Thậm chí đôi lúc siêu âm, điện tâm đồ cũng không phát hiện được mặc dù bệnh đã có trong cơ thể. Từ thiếu máu cơ tim bước đến nhồi máu cơ tim chỉ có vài bước thôi, điều này khiến cả người thầy thuốc lẫn bệnh nhân trở tay không kịp.

Hiện nay, nhiều số liệu thống kê cho thấy bệnh tim càng lúc càng trẻ hóa, đặc biệt nữ lại nhiều hơn nam. Điều này lý giải như thế nào thưa bác sĩ?

Kết quả thống kê 20 năm trước cho thấy bệnh tim mạch ở phụ nữ thay đổi theo quốc gia nhưng khó vượt 30%, hiện tỷ lệ này đã ngang ngửa so với nam giới.

Nguyên nhân có thể:

- Do cuộc sống căng thăng hoặc thay đổi nội tiết tố

- Phụ nữ thiếu máu cơ tim thường đến phòng cấp cứu trễ hơn

- Tỷ lệ tử vong trong phòng cấp cứu cao hơn nam giới.

Vì vậy nữ giới có áp lực tâm lý dễ chuyển thành bệnh tim mạch nhiều hơn.

Vì sao ngành y đã có nhiều tiến bộ nhảy vọt về kỹ thuật chẩn đoán nhưng bệnh vẫn thường phát hiện quá trễ? Đáng trách ở đâu?

Nếu trách thì có lẽ chỉ trách trái tim thôi, vì nó quá tận tụy đến mức đẩy máu đủ đến khắp cơ thể, đến các ngõ ngách thiệt xa như các mạch máu nhỏ trên đầu ngón tay, ngón chân, đáy mắt, cầu thận. Trong lúc lo đa đoan như vậy, mà quên mất rằng chính trái tim cũng cần đủ máu trong mạch vành, càng cố gắng đẩy đi xa thì ngay cả trái tim lại thiếu máu.

Đáng trách nữa là trái tim cũng căng sức mình để chịu đựng nên khi có triệu chứng bệnh lý thầy thuốc ghi nhận được thì nó đã bệnh rồi. Bởi vậy mới nói, phải chi nói sớm hơn thì đỡ khổ rồi. Thậm chí có người thiếu máu cơ tim nhưng khi đi khám, đo điện tâm đồ vẫn bình thường. Đến ngày thầy thuốc phát hiện điện tâm đồ phát hiện đúng nguy cơ nhồi máu cơ tim thì thường đã trễ rồi.

Như vậy, chữa bệnh tim không phải đợi khi có dấu hiệu rõ rệt, đó là lý do nhiều thầy thuốc quay trở về với hoạt chất sinh hoạt chất, dược liệu thiên nhiên để đón đầu, bọc lót, che kín điểm hở sườn.

Trong đó cho thấy cần làm sao để mạch máu dẻo, cơ tim co chậm, hòa hoãn, co cú nào đáng cú nấy, dòng máu giữ được dộ loãng lý tưởng để đừng chảy quá chậm. Vì nếu quá chậm thì những chất như mỡ máu, tiểu cầu, sợi đông huyết sẽ có cơ hội tìm thấy chỗ trú ẩn trên thành mạch máu để tấp vào, hòa quyện với nhau trở thành mảng xơ vữa, ban đầu có thể nhỏ li ti nhưng sau thành mảng lớn khiến hệ thống mạch máu đang dẻo dai bỗng nhiên mất tính đàn hồi, khi đó bệnh đã gõ cửa.

Nếu áp dụng hoạt chất sinh học để bảo vệ tim mạch cần tập trung vào mục tiêu nào?

Mục tiêu cuối cùng là để lưu lượng tuần hoàn trên mạch vành thông thoáng. Để trái tim làm tròn nhiệm vụ, đừng để mệt. Trái tim có khả năng bù trừ rất cao, khi thấy mệt thì sẽ cố gắng điều hòa để vượt qua. Vì vậy, chúng ta sống sao để trái tim đừng mệt quá, khi nó có triệu chứng cũng là lúc đã muốn bỏ cuộc rồi. Vậy thì thủ phạm không phải là trái tim, đôi khi thủ phạm cũng chính là nạn nhân.

Vì vậy, chúng ta cần cung cấp những hoạt chất sinh học cho trái tim, hay nói cách khác chúng ta cần góp vốn để trái tim có thể làm ăn được.


Bệnh tim thường có triệu chứng báo động quá mù mờ, chúng ta cần nên lưu ý gì?

- Bên cạnh tầm soát định kỳ thì chúng ta nên cung cấp các chất dùng được dài lâu như các hoạt chất sinh học, không gây phản ứng phụ, điều hòa trái tim.

- Giữ cho lực tim mạnh, giữ mạch máu mềm dẻo, các cục máu đông không có cơ hội hình thành.

- Giữ cho máu có độ loãng lý tưởng đến già, đừng để mạch máu bất ngờ co thắt.

“Bệnh Tâm” khác “bệnh tim” chỗ nào?

Trong mô tả của y học cổ truyền hay Đông dược, tâm là có trái tim trong đó, ngoài ra nó còn bao gồm yếu tố khác như tâm lý, cảm xúc... Cảm xúc thái quá cũng bất lợi cho trái tim. Lúc trước, chỉ đến khi trái tim hở van 2 lá thì mới được xem là bệnh tim nhưng giờ ngay cả các thầy thuốc của y học hiện đại cũng thừa nhận bệnh tim cũng do tâm lý, những chuyện đau buồn như tang sự, rắc rối về tài chính, pháp lý... cũng có thể mang đến căn bệnh này. Những rối loạn chức năng nếu không được điều trị rốt ráo thì dẫn đến bệnh thực thể. Đó là lý dó vì sao số lượng bệnh từ tâm chuyển sang tim hiện nay ngày nhiều “khách hàng” tiềm năng xếp hàng dài như vậy.

Khác với tân dược khi có bệnh thì giải quyết vấn đề, với người thầy thuốc dùng hoạt chất sinh học thì trong phác đồ điều trị sẽ có khoáng tố, sinh tố để giải quyết các vấn đề về tâm. Giống như việc đưa ra giải pháp cho người mãn kinh, người mãn dục nam, sau khi về hưu… cũng là phòng ngừa bệnh tim từ tâm.

PHẦN II: Khán giả hỏi - BS Hoàng trả lời

Tôi vừa bị bệnh mạch vành, vừa bị suy tim độ 2. Hàng tháng vẫn đến khám và điều trị ở BV Nhân dân Gia Định. Hiện giờ, khó thở, đau ngực bớt hơn trước, nhưng tôi sợ tuổi mỗi ngày mỗi cao, sức khỏe xuống dốc nhanh lắm. Vậy tôi có nên dùng thêm thuốc bổ tim từ thảo dược không? Với trường hợp của tôi thì dùng loại nào phù hợp, xin được bác sĩ Hoàng tư vấn. (Đỗ Thanh Thảo - 45 tuổi, TPHCM)

Nếu bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc đặc hiệu, nhất là trong bệnh viện, bệnh nhân cần tham vấn ý kiến của bác sĩ đang chịu trách nhiệm điều trị. Việc áp dụng thêm dược liệu nào đó do bác sĩ điều trị có ý kiến hoặc quyết định. Bệnh nhân không được tự ý đưa thuốc vào phác đồ điều trị theo lời quảng cáo.

45 tuổi hãy còn quá trẻ, không có lý do gì mà bi quan. Nếu điều trị thấy bệnh có thuyên giảm nên tiếp tục tin tưởng và theo thầy thuốc. Nếu sau một thời gian không thuyên giảm nên đặt lại câu hỏi chẩn đoán đúng không, và có khi phải thay đổi thầy thuốc. Việc quyết định tự uống dược thảo theo quảng cáo hoặc lời đồn trên mạng mà không biết thuốc đã được nghiên cứu cẩn trọng chưa; có thể phản ứng tương tác với thuốc hiện đang uống; không hỏi người thầy thuốc đang điều trị.

Chỉ có 2 người hiểu rõ bệnh tình của bạn: thầy thuốc và chính bản thân mình. Nhưng bệnh nhân phải nghe ý kiến của bác sĩ mà không nên tự ý làm thầy thuốc.

Tôi là nữ năm nay 52 tuổi, mấy năm trước đi khám chưa mắc bệnh tim mạch. Đầu năm nay thấy hay bị đau đầu, choáng váng, ngực thấy nặng nặng, đi khám thì được chẩn đoán là tăng huyết áp, xơ vữa mạch, suy vành.

Tôi đang uống 1 viên Betaloc 50 mg/ngày, 1 viên Lipitor 10mg vào tối, 1 viên Vastarel MR, nhưng tôi thấy Cholesterol máu có tháng về bình thường, có tháng tăng cao, dù tôi vẫn uống đủ các thuốc theo toa. Xin bác sĩ cho biết, dùng đông y cùng với thuốc tây trong trường hợp của tôi có hiệu quả không? và xin hỏi thêm vì sao mới chừng 2 năm mà bệnh của tôi lại phát triển nhanh như vậy? (Trần Thị Ngọc Mai - ngocmai…@gmail.com)

Chị Ngọc Mai thân mến,

Bệnh khi phát tán không có quy luật chung nào cả. Nếu cuộc sống căng thẳng, có bệnh lý nào đó không được phát hiện, điều trị kịp thời như viêm gan, tiểu đường thì việc 2 năm mới xuất hiện mỡ máu là còn chậm.

Trở lại trường hợp điển hình, hiện nay chị đang điều trị bằng thuốc chẹn beta, hạ mỡ máu. Đối với mỡ máu, chỉ số đo trong một ngày không phải là dấu hiệu tiêu biểu đại diện cho cả quá trình trước đó. Nhưng trong trường hợp đo mỡ máu nhiều lần, định kỳ mà thấy dao động thì phải xem lại các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, có vận động sau bữa ăn không, có uống nước đủ không...

Việc sử dụng kết hợp Đông y là rất nên làm, cái khó là làm sao tìm được thầy thuốc có kinh nghiệm để áp dụng dược thảo thiên nhiên. Hơn nữa, điểm đáng tiếc là trong bối cảnh hiện nay, tỷ lệ thầy thuốc có khuynh hướng kết hợp với dược liệu thiên nhiên tỷ lệ còn thấp.

Ở CHLB Đức không thiếu thuốc Tây để hạ mỡ máu nhưng có đến 70% các thuốc được áp dụng bên đó là thuốc dược thảo vì các thầy thuốc ở châu Âu có huynh hướng làm sao kết hợp để giảm lượng hóa chất tổng hợp.

Trường hợp của chị có thể thảo luận với thầy thuốc, tìm cây thuốc hoặc thành phẩm nào có khả năng hạ mỡ máu. Chẳng hạn như trong Ích Tâm Khang có cây Hoàng Đằng đã được chứng minh trong công trình của Tây phương, không chỉ hạ mỡ máu mà còn cải thiện lượng mỡ máu tốt, giúp kéo các mỡ xấu về gan để tái xử lý thì khi đó lượng mỡ máu dễ ổn định hơn.

Chúc chị sớm tìm được thầy thuốc có quan điểm kết hợp Đông - Tây y, kết hợp hoạt chất sinh học với Tân dược, bởi việc kết hợp này bao giờ cũng có lợi cho bệnh nhân, thậm chí cũng có lợi cho thầy thuốc bởi việc điều trị hiệu quả hơn.

Bác sĩ có thường dùng Ích Tâm Khang?

Nếu nói là thường dùng thì không hoàn toàn chính xác. Nói đúng hơn, tôi hầu như không có ngày nào không có Ích Tâm Khang trên toa thuốc. Lý do là vì, không đợi đến bệnh thực thể mới chữa. Trái tim cho dù có khả năng chịu đựng và bù trừ không chỗ nào trái tim cũng cần được bảo vệ và hỗ trợ càng sớm càng tốt, càng hiệu quả càng hay và nhất là càng với giải pháp an toàn càng khéo. Đó chính là động cơ khiến tôi kết hợp thành phẩm này trong phác đồ điều trị bệnh tim do nguyên nhân nội tiết, cho người còn trẻ nhưng hồi hộp thái quá vì quá stress, cho bệnh nhân tiểu đường, cho đối tượng mãn dục nam, phụ nữ mãn kinh, cho nạn nhân sau tai biến mạch máu nảo, sau nhồi máu cơ tim…

Không cần phải bàn chi về cơ chế dược lý, một bác sĩ như tôi, chắc chắn không chọn thuốc nào đó thường dùng nếu tôi không hoàn toàn hài lòng với tác dụng đã được xác minh theo tiêu chí khách quan và thực nghiệm, như siêu âm, điện tâm đồ, xét nghiệm sinh hóa… Vì nói gì thì nói, tiêu chí đánh giá hiệu năng của bất cứ thuốc nào cũng thế, chính là hiệu quả trên thực tế lâm sàng.

Khi chọn một thành phẩm bảo vệ tim mạch, tôi có nên chọn sản phẩm nào càng có nhiều dược liệu càng tốt?

Đến món ăn ngon cũng phải cần thành phần cân đối về nguyên liệu và gia vị. Làm thuốc thậm chí cón phải gắt gao hơn thế vì sai một ly bệnh nhân đi vài dặm đến… nghĩa địa. Thuốc hay là do thành phần được chọn lọc để nghiên cứu tác dụng, để xác minh tỷ lệ cân đối của giữa các dược liệu. Đông Dược thời này, càng khéo nếu được kết hợp Đông Tây Dược một cách nhuần nhuyễn để sản phẩm thành tác phẩm tâm đắc. Thuốc làm sao có thể là thuốc tốt nếu nhà sản xuất theo quan điểm trộn cho nhiều để mà mắt người tiêu dùng. Dùng thuốc như thế không lạ gì nếu càng dùng mau… tiêu?!

Tôi đã xem qua nhiều thành phẩm dược thảo thuộc nhóm tim mạch. Tôi có nên chọn thành phẩm nào có hàm lượng cực cao?

Tác dụng hiệu quả và nhất là an toàn không tùy thuộc vào hàm lượng phải cực cao. Dùng thuốc như dụng binh, quan trọng là “sau đúng thầy, phải đúng thuốc”. Không hẳn phải lượng cao mới tác dụng, nhiều khi vì quá cao mà gây hại khi dùng dài lậu vì gánh nặng trên các cơ quan trọng yếu cho nhiệm vụ xử lý chất lạ và thanh lọc cơ thể, như lá gan, trái thận, khung ruột…

Một thành phẩm đúng nghĩa dược dược động học để khởi động tác dụng của dược phẩm là khi hàm lượng được nghiên cứu cẩn trọng trên thực nghiệm và lâm sáng để đi đến liều lượng theo đúng tiêu chí khởi động nhanh, ổn định tác dụng và không phản ứng phụ khi dùng dài lâu. Một thành phẩm trợ tim mạch chắc chắn không thể chỉ dùng ngày một ngày hai.

Nếu tân dược được tính chính xác từng mg theo từng kg cơ thể thì Đông dược cũng phải được cân đo chi ly để hàm lượng trong thành phần không là chỉ số phòng đoán, hay thậm chí thổi phồng cường điệu, mà là kết quả của nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng sao cho thuốc không chì là thuốc hay vì tác dụng mà đồng thời là thuốc tốt vì an toàn.

Chào BS Lương Lễ Hoàng, tôi có tìm hiểu được về sản phẩm Ích Tâm Khang và biết được sản phẩm có nghiên cứu trên lâm sàng và có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó thở, ho phù, mệt mỏi, giảm cholesterol máu, giảm tần suất nhập viện ở người suy tim. Nhưng tôi bị thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành, chưa bị suy tim thì dùng sản phẩm này có hiệu quả không? (Việt Hà - hanguyen…@gmail.com)

Chính vì chưa suy tim mới nên dùng, dù là Ích Tâm Khang nói riêng hay nói chung những sản phẩm mà trời thương trời cho trái tim chính là để kéo dài thời gian suy của trái tim, nếu như mình đã bệnh và làm sao để trái tim chưa bệnh hay sắp bệnh vẫn giữ được độ khỏe.

Vậy thì tại sao phải đợi tới khi suy tim mới dùng, nên dùng càng sớm càng tốt. Để chi? Để tránh được gương mặt có khi tới đó mình nhìn không thấy rõ, đó là gương mặt của thầy thuốc trong phòng cấp cứu.

Stress là tình trạng thường gặp nhất trong cuộc sống hiện nay. Vậy thưa bác sĩ, làm thế nào để bảo vệ trái tim khi hiện nay có quá nhiều áp lực, stress?

Trong bối cảnh cuộc sống hiện nay đừng đổ thừa cho stress và cũng đừng xem nó là yếu tố gây hại.

Thực sự, stress là yếu tố đòn bẩy, động cơ để triển khai nhiều khả năng hơn. Nhưng có vấn đề đáng lo là khi stress, cơ thể sản sinh ra nội tiết tố gọi là tính chống stress và về lâu về dài thì sẽ có hại.

Hại ở chỗ những nội tiết tố đó làm cho tim đập nhanh, mạch máu co lại, đẩy huyết áp cao hơn... để bảo vệ cơ thể nhưng nếu xảy ra quá thường xuyên, tích lũy lâu dài dẫn đến tăng huyết áp, tim đập trật nhịp, dòng máu đậm đặc lại.

Những dược thảo giữ cho máu có độ loãng lý tưởng như men nattokinase - tác phẩm tâm đắc của các nhà nghiên cứu ở Nhật, được lên men từ đậu tương có tác dụng giúp giữ cho cục máu không đông trong mạch. Nattokinase đặc biệt ở chỗ nó có luôn yếu tố trung hòa nội tiết tố stress và bảo vệ tính đàn hồi của mạch máu.

Nếu ta đừng để cho thiếu magie bởi không có nó đưa đến ruột rút, thậm chí chuột rút cơ tim mới khổ, lúc đó máu không đi đâu được hết. Và có những hoạt chất để người ta cảm thấy thư giãn hơn, dễ chịu đựng hơn, tăng các loại mỡ máu tốt, chẳng hạn như đan sâm.

Chống lại cái xấu hay nhất là làm mạnh cái tốt, lúc đó cái xấu phải phai nhòa đi.

Để có thể kết hợp được những yếu tố này thì đã có một bài thuốc, thực phẩm chức năng để dùng, vừa chống stress vừa đỡ cho trái tim. Một công đôi việc trong cuộc sống này thì còn gì hơn!

Làm sao để mạch máu lưu thông dễ dàng, những hiện tượng tắc nghẽn hạn chế thấp nhất? Dự phòng các bệnh lý tim mạch vẫn quan trọng không kém phải không BS?

Thật đáng tiếc là hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa bệnh tim mạch. Nên phòng ngừa bằng các giải pháp trong tầm tay, đó là đừng để mạch máu trong cơ thể “kẹt xe”. Muốn vậy, phải giữ cho máu có độ loãng lý tưởng, mạch máu không co thắt. Đó chính là biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch, cho trái tim một dòng máu thông thoáng.

Trân trọng cảm ơn Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe trái tim cho người bệnh tim mạch đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X