Bỏ qua triệu chứng nhỏ, đi khám phát hiện vấn đề lớn: Polyp hoại tử cổ tử cung ở tuổi 37
Từ “đi khám cho có”, tâm lý của nữ bệnh nhân nhanh chóng chuyển sang bất ngờ và lo lắng. Sức khỏe vốn không hề có triệu chứng gì bất thường nhưng kết quả khám của chị tại Phòng khám Bernard lại phát hiện cổ tử cung có polyp dạng hoại tử - một dạng tổn thương nghiêm trọng, có nguy cơ di căn cao.
Là nhân viên văn phòng tại công ty lớn, chị X.A (37 tuổi) vẫn luôn cố gắng duy trì lối sống khoa học để có một sức khỏe tốt phục vụ công việc. Tuy nhiên chị lại không quá quan tâm đến việc khám sức khỏe định kỳ, chủ quan rằng mình đã sống lành mạnh nên không thể nào mắc bệnh được.
Gói khám sức khỏe cho nhân viên nữ có gia đình mà công ty chị A đăng ký tại Phòng khám Bernard được thiết kế với đầy đủ hạng mục thăm khám chuyên sâu, đặc biệt là tầm soát ung thư vú và ung thư cổ tử cung, đánh giá sức khỏe nội tiết và sinh sản, kiểm tra chức năng tim mạch và hô hấp.

Kết quả kiểm tra sức khỏe của chị A không có gì đáng lo ngại, cho đến khi bác sĩ phát hiện có polyp trong cổ tử cung. Chị cho biết, đôi lúc cảm thấy khó chịu ở vùng bụng dưới và dịch âm đạo thỉnh thoảng có mùi hôi, nhưng nghĩ rằng đây là biểu hiện bình thường của kỳ rụng trứng nên đã bỏ qua.
Ngay lập tức, người bệnh được chỉ định làm sinh thiết để kiểm tra thêm. Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy tân sản tế bào biểu mô nhân tế bào tăng sắc, tỉ lệ N/C > 1, tế bào xếp thành ổ và các tế bào dạng đáy bao quanh. Bác sĩ kết luận bệnh nhân bị Carcinoma tế bào gai, dạng đáy - một dạng ung thư cổ tử cung trên nền polyp cổ tử cung hoại tử.
Thông tin này như một cú sốc đối với chị và gia đình. Nhưng các bác sĩ tại Bernard Healthcare đã kịp thời động viên tinh thần và hướng dẫn chi tiết phương án điều trị. Sau khi trao đổi, bác sĩ chuyên khoa Phụ khoa của phòng khám đã tư vấn cho chị đến bệnh viện chuyên ngành để điều trị.
Đồng thời, chị A được Bernard Healthcare lập kế hoạch theo dõi chi tiết sau điều trị như tái khám chuyên khoa phụ khoa định kì hoặc kiểm tra tái khám khi có triệu chứng bắt thường và thực hiện PAP-Smear tầm soát sau mỗi năm.

Bác sĩ chuyên khoa Phụ khoa của Phòng khám Bernard cho biết, để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, phụ nữ cần kết hợp tiêm phòng vắc xin HPV, tầm soát định kỳ và duy trì lối sống lành mạnh.
Tiêm vắc xin HPV giúp bảo vệ khỏi các type virus nguy cơ cao, đặc biệt là HPV 16 và 18 - nguyên nhân chính gây bệnh. Việc tiêm vắc xin nên được thực hiện từ 9 - 14 tuổi hoặc trước khi quan hệ tình dục lần đầu để đạt hiệu quả cao nhất. Trường hợp đã quá mốc tuổi trên hoặc đã có quan hệ, việc tiêm vắc xin vẫn mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt.
Tầm soát định kỳ bằng xét nghiệm Pap smear và HPV DNA cũng có vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm các thay đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung. Theo khuyến nghị, phụ nữ từ 19 tuổi nên kiểm tra phụ khoa ít nhất là 6 tháng/lần.
Bên cạnh đó, giữ vệ sinh vùng kín đúng cách, duy trì quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su và hạn chế số lượng bạn tình cũng là biện pháp hữu hiệu để giảm nguy cơ nhiễm trùng hoặc lây nhiễm virus.
Cuối cùng, việc duy trì lối sống lành mạnh cũng là điều cần thiết. Chế độ ăn uống cân bằng với thực phẩm giàu vitamin, tập thể dục đều đặn, bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình