Bán thuốc tây như... bán rau
Thống kê tại KV ĐBSCLthì đa số đại lý thuốc tây do dược tá và dược sĩ trung học phụ trách, và tại đây người bệnh mua gì cũng có, kể cả thuốc kê đơn.
Chúng tôi đến đại lý thuốc 3... (xã Long Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) do dược tá T.T.X.M. phụ trách. Khi chúng tôi yêu cầu mua thuốc trị cảm và ho cho trẻ em, bà M. hỏi bé bao nhiêu tuổi rồi bán thuốc. "Trong này có thuốc kháng sinh không?", chúng tôi hỏi. Bà M. nhanh nhảu: "Có chứ. Bệnh này không có thuốc kháng sinh làm sao hết". Tương tự, chúng tôi đến đại lý thuốc 6... (xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) kể bệnh mua thuốc cảm, ho. Người bán lấy năm loại thuốc đưa chúng tôi, trong đó cũng có kháng sinh.
Một số tiệm thuốc tây ở vùng nông thôn Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre thậm chí không biết liều dùng của loại thuốc kháng sinh mà họ bán. Chẳng hạn chúng tôi hỏi mua kháng sinh Cefuroxim 250mg và hỏi trẻ em uống thế nào thì cả chục người bán thuốc không trả lời được. Một số tiệm thuốc tây ở nông thôn hiện có tình trạng người bán tự "phối hợp" một số thuốc và cho vào túi nilông sẵn để bán cho người mua, thường là các chứng cảm cúm, ho, sốt...
Tuy nhiên ông Nguyễn Văn Đức, phó chánh thanh tra Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, cho biết năm 2012 và ba tháng đầu năm 2013 lực lượng thanh tra không phát hiện, xử lý được bất cứ trường hợp vi phạm nào liên quan đến việc bán thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc của bác sĩ. Ông giải thích: "Thực trạng bán thuốc vô tội vạ hiện nay rất phổ biến nhưng lại khó xử lý. Mỗi khi chúng tôi đến đại lý thuốc kiểm tra thì người bán lại chỉ bán thuốc khi có đơn của bác sĩ, yêu cầu bệnh nhân đi khám bác sĩ hay bảo hiện hết thuốc kháng sinh...".
Đem thuốc bà H. bán đưa cho ông Đức (phó chánh thanh tra Sở Y tế Tiền Giang) xem, ông xác nhận trong gói thuốc có kháng sinh Roxithromycin. Đây là thuốc bán theo đơn bác sĩ. Ông Đức nói thêm: "Nhiều người bán thuốc vẫn có thói quen bán thuốc theo kiểu chữa bệnh "bao vây" bằng kháng sinh. Đây là việc làm sai quy định nhưng lại rất khó xử lý vì phải tận mắt chứng kiến họ bán thuốc sai quy định mới lập biên bản được", ông Đức nói.
Tự ý dùng thuốc kháng sinh, hậu quả khôn lường PGS.TS Tạ Văn Trầm, hiệu trưởng Trường cao đẳng Y tế Tiền Giang, cho biết bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây dị ứng hoặc gây sốc nhưng nếu dị ứng do kháng sinh thì cực kỳ nghiêm trọng, có thể tử vong. Việc dùng kháng sinh không đúng (không đủ liều, không đủ thời gian) gây nên tình trạng đề kháng kháng sinh, làm vi khuẩn không bị tiêu diệt hoàn toàn. Một số vi khuẩn còn sống có khả năng đề kháng kháng sinh đã sử dụng, vì thế kháng sinh này sẽ không có tác dụng ở những lần điều trị sau. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình