Hotline 24/7
08983-08983

AloBacsi - Hỏi đáp mùa dịch ngày 12/8: Dị ứng ở vị trí tiêm vắc xin COVID-19, có cần đi khám?

Ngày 11/8, group "AloBacsi - Hỏi đáp mùa dịch" và hotline 08983.08983 của AloBacsi tiếp tục nhận được nhiều câu hỏi của quý bạn đọc như: Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, bị dị ứng ở vết tiêm, có cần đi khám?; Tiếp xúc gần với F0, đã test nhanh âm tính, có nên test PCR?.

1. Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, bị dị ứng ở vết tiêm, có cần đi khám?

Sơn Nguyễn: Dạ bác ơi, em chích vắc xin moderna ngày 4/8, chỉ nhức. Sau 2 ngày em hết nhức. Sức khỏe bình thường. Hôm qua đến giờ em bị vậy, không biết có sao không bác? Dạ bác tư vấn giúp em với. Giờ em không dám đi khám, vì sợ ra đường ạ. Cảm ơn bác.

Ảnh do bạn đọc cung cấp cho AloBacsi

Th.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương: Đây là trường hợp dị ứng muộn tại chỗ, không sao cả, không sốt, không nhức, không đau, không ngứa, từ từ sẽ hết.

2. Tiếp xúc gần với F0, đã test nhanh âm tính, có nên test PCR?

Phuong Nguyen: Bác sĩ cho hỏi, em đi làm có tiếp xúc với 1 bạn có nguy cơ mắc COVID-19 trong khoảng 1-2 phút, khoảng cách 1-1,5m, có đeo khẩu trang khi nói chuyện. Cách đây 8 ngày, bạn này có tiếp xúc với F1 trong khoảng thời gian 1 phút, có đeo khẩu trang, y tế phường có tư vấn là không có nguy cơ, không phải cách ly tại nhà.

Bạn này đi làm được 4 ngày, 2 ngày gần đây có dấu hiệu ho khan, mệt, test nhanh tại nhà dương tính. Như vậy, trường hợp của em là F1 do tiếp xúc gần, em đã khai báo y tế điện tử, test nhanh âm tính. Bác sĩ cho em hỏi, trường hợp của em có phải test PCR ngay không? Và trong giai đoạn này cần phải bổ ăn uống bổ sung gì không ạ?

Tổ tư vấn AloBacsi: Chào bạn,

Trước hết mời bạn tham khảo bài này: Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chí mới xác định ca nghi mắc COVID-19

Nếu có vấn đề gì chưa rõ, nhờ bạn gửi lại câu hỏi, mổ tả lại sự việc theo thời gian trước sau, việc nào trước kể trước, và ghi rõ ngày nhé (ví dụ 8 ngày trước thì ghi ngày 4/8).

Còn về việc bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch thì trước nay làm sao giờ làm vậy, không cần ăn uống bổ sung gì đặc biệt đâu, quan trọng là: ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, uống đủ nước, thể dục đều đặn và tuân thủ 5k.

Ngoài ra, bạn cũng có thể súc họng miệng để bảo vệ vùng họng tốt hơn và tham kahro bài viết này: Súc họng, súc miệng sao cho đúng cách, nên làm bao nhiêu lần một ngày?

Thân mến.

3. Bé 18 tháng tuổi sốt sau khi bị té đập đầu, liệu có phải chấn thương sọ não?

Lương Xuân Thủy: Có trường hợp này trong Đak Nông. Cháu bé 18 tháng tuổi ngồi chơi ở ghế thì ngã xuống đất. Người nhà đưa cháu vào bệnh viện khám thì bác sĩ ở đây kết luận như sau: Dập xuất huyết não thùy đỉnh thái dương phải + xuất huyết dưới nhện thái dương phải/Nứt xương hộp sọ thái dương phải. Theo người nhà của cháu thì bác sĩ ở đây đã cho cháu xuất viện, bảo không vấn đề gì.

Tuy nhiên, cháu hiện đang sốt. Họ hoang mang không biết làm thế nào. Kinh tế khó khăn, dịch dã nên họ cũng không thể tìm được một chỗ khác tốt hơn để khám. Họ có gửi cho em giấy kết luận của bác sĩ. Em gửi lên đây, hy vọng trong nhóm này có bác sĩ có thể đưa ra lời tư vấn tốt cho gia đình họ. Trân trọng cảm ơn admin và mọi người.

Ảnh bạn đọc cung cấp cho AloBacsi

ThS.BS.CK2 Chu Tấn Sĩ: Sốt không liên quan đến chấn thương sọ não. Dập não nhỏ, 3x17mm, gọi là xuất huyết điểm, không có chỉ định mổ.

Gia đình cần theo dõi 72 giờ tình trạng tỉnh mê, nôn ói, yếu liệt... nếu có bất thường thì nên nhập viện địa phương.

Thân ái.

4. Sau khi đau bụng, bé bị giật mạnh ở cổ tay và bàn tay, có cần đi cấp cứu?

Kim Thoa Truong: Thưa bác sĩ, cháu gái tôi 14 tuổi. Sau khi đau bụng cháu bị giật giật cái bàn tay liên tục. Cháu không thấy đau mà có cảm giác giật rất mạnh từ cổ tay xuống cả bàn tay. Xin bác cho biết cháu đang bị làm sao ạ. Có cần đi cấp cứu ngay bây giờ. Xin cảm ơn bác ạ.

BS.CK2 Nguyễn Cao Viễn: Về trường hợp này gia đình nên đưa cháu đi khám kỹ mới biết chính xác được. Bởi các triệu chứng này rất chung chung và khó xác định cụ thể qua lời khai mà phải khám mới đánh giá và xác định được ạ.

5. Rát lưỡi, vướng cuống lưỡi, nổi cục không đau, có phải bệnh lý nguy hiểm?

Ôn Như Ngọc: Xin chào bác sĩ. Em là nữ, 28 tuổi. Em bị rát phần lưỡi trái hai tuần nay, đi khám thì có bảo bị viêm lưỡi. Em uống thuốc đến nay được 1 tuần thì thấy đỡ rát. Tuy nhiên cảm thấy hơi vướng ở cuống lưỡi và họng trái, không đau, ăn uống bình thường (chỉ hơi còn rát lưỡi). Em soi gương thì thấy nổi cục như trong hình ạ. Không biết đây có phải dấu hiệu của bệnh gì nguy hiểm không ạ? Vì đang dịch bệnh nên em không thể đi khám được ạ.

Ảnh do bạn đọc cung cấp cho AloBacsi

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên: Đây là tình trạng viêm amidan thôi, đừng lo lắng quá.

Tổ tư vấn AloBacsi gửi bạn hướng dẫn súc họng miệng của TS.BS Nguyễn Nam Hà, bạn có thể áp dụng trong lúc này nhé:

Súc họng, súc miệng sao cho đúng cách, nên làm bao nhiêu lần một ngày?

Nếu tình trạng viêm lưỡi, viêm họng kéo dài, bạn nên khám kỹ răng miệng, và khám tiêu hóa nữa nhé.

6. Mục nước li ti dưới lưỡi là dấu hiệu bệnh lý gì?

Mốc Nguyễn: Chào bác sĩ ạ, lưỡi của cháu bị thế này từ vài ngày trước, lộ đường màu trắng, cả hai bên đều bị như vậy như bên trái nặng hơn, dưới lưỡi có mụn nước li ti. Cho cháu hỏi đó là dấu hiệu của bệnh gì ạ?

Ảnh do bạn đọc cung cấp cho AloBacsi

Tổ tư vấn AloBacsi: 2 hình lưỡi bạn gửi chưa thấy bất thường. Vấn đề nổi hạch sau tai thì bạn nên theo dõi thêm xem có sốt hay không?Còn đắng miệng cũng theo dõi thêm.

Nếu đắng miệng kéo dài có thể là biểu hiện của viêm họng mạn, của trào ngược dạ dày thực quản,...

Trước mắt bạn uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin, ngủ đủ giấc, thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày nhé.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X