Hotline 24/7
08983-08983

10 mẹo cần biết khi dùng thuốc chống đông máu ngăn ngừa hình thành cục máu đông

Bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu ngăn sự hình thành cục máu đông, gây cơn đau tim và đột quỵ? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn 10 mẹo hay cần biết để dùng thuốc này hiệu quả hơn.

Tránh va chạm và ngã

Thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu) mà bác sĩ kê đơn để ngăn không cho cục máu đông hình thành trong tim hoặc mạch máu của bạn có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và đột quỵ. Nhưng vì những loại thuốc này khiến bạn khó cầm máu, một vết thương nhỏ có thể trở nên nghiêm trọng.

Vì thế, tránh tiếp xúc với các môn thể thao và các hoạt động khác mà bạn có thể bị thương. Thay vào đó, hãy đi bộ, bơi lội hoặc thực hiện các bài tập khác nhẹ nhàng, an toàn hơn. Đừng quên về việc bảo vệ đầu của bạn. Hãy đội mũ bảo hiểm, ngay cả khi chỉ có một chút nguy cơ là bạn có thể bị ngã vào người khác.

Uống thuốc đúng lịch

Uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Một số thuốc làm loãng máu không hoạt động hiệu quả nếu bạn không sử dụng nhất quán. Bạn có thể dùng công cụ sắp xếp thuốc hoặc lịch trên điện thoại thông minh để nhắc nhở bản thân.

Nếu bạn quên, hãy dùng nó ngay khi bạn nhớ ra và đừng bỏ qua một viên thuốc. Nếu không nhận ra cho đến ngày hôm sau rằng bạn đã bỏ lỡ một liều, hãy hỏi bác sĩ để biết bạn phải làm gì, đừng tự ý tăng liều gấp đôi.

Biết các loại thuốc của bạn

Trước khi bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn nào, hãy kiểm tra với bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo rằng nó an toàn khi dùng cùng với chất làm loãng máu của bạn. Ngay cả các loại vitamin và chất bổ sung cũng có thể thay đổi cách hoạt động của một số loại thuốc làm loãng máu hoặc làm tăng thêm tác dụng phụ của chúng. Ví dụ, nếu dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc cảm có chứa aspirin, nguy cơ chảy máu của bạn có thể tăng lên.

Sử dụng các vật dụng dao, kéo cẩn thận

Thuốc làm loãng máu có thể biến một vết cắt nhỏ thành vết thương chảy máu lớn. Do đó, bạn nên mang găng tay khi làm việc với dao, kéo cắt vườn hoặc các dụng cụ sắc nhọn khác.

Đồng thời, cẩn thận hơn khi cạo râu, nếu có thể hãy sử dụng dao cạo điện. Đừng cắt móng tay quá sát da. Khi bạn vô tình bị vết cắt, hãy ấn mạnh cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu tình trạng này không cải thiện, hãy tìm trợ giúp y tế.

Theo dõi Vitamin K của bạn

Nếu sử dụng quá nhiều vitamin K có thể làm cho thuốc loãng máu như warfarin kém hiệu quả hơn. Và cải Brussels (bắp cải tí hon), rau diếp và rau bina có rất nhiều vitamin K. Những thực phẩm này không bị giới hạn khi bạn dùng wafarin, nhưng bạn nên nói chuyện với bác sĩ về mức độ an toàn khi ăn.

Xét nghiệm máu

Trong khi đang sử dụng một số loại thuốc làm loãng máu, bạn có thể cần xét nghiệm máu thường xuyên để đo tốc độ đông máu. Kết quả giúp bác sĩ quyết định có nên thay đổi liều lượng của bạn hoặc chuyển sang một loại thuốc khác hay không.

Thông báo cho nhóm y tế của bạn

Nói với mọi bác sĩ mà bạn đến khám rằng bạn dùng thuốc làm loãng máu, đặc biệt là trước khi làm thủ thuật y tế hoặc khi nhận được đơn thuốc mới. Bác sĩ cần biết điều này để xem bạn có nhiều nguy cơ bị chảy máu hay không.

Hãy đeo vòng đeo tay để cho nhân viên y tế cấp cứu biết về nguy cơ chảy máu của bạn. Viết tên loại thuốc của bạn trên thẻ mà bạn giữ trong ví hoặc túi xách của mình.

Ảnh minh họa. Nguồn: drugoffice.gov.hk

Nhẹ nhàng với răng của bạn

Nướu của bạn rất mỏng manh, vì vậy hãy làm sạch miệng bằng cách chạm nhẹ. Dùng bàn chải đánh răng mềm và không chà mạnh. Chọn một loại chỉ nha khoa có sáp, trượt nó một cách cẩn thận giữa các răng của bạn.

Hãy cho nha sĩ biết bạn dùng thuốc làm loãng máu. Họ sẽ cẩn thận hơn trong quá trình kiểm tra và cũng có thể cho bạn các loại thuốc để giảm chảy máu trong quá trình làm thủ thuật nha khoa.

Theo dõi các tác dụng phụ

Đôi khi chất làm loãng máu có thể gây ra:

- Chảy máu nướu răng

- Vết bầm mà bạn không thể giải thích

- Chóng mặt

- Kinh nguyệt nặng hơn bình thường

- Nước tiểu hoặc phân màu đỏ hoặc nâu sẫm

Gọi cho bác sĩ của bạn nếu bạn nhận thấy bất kỳ điều nào trong số này.

Chuẩn bị các vật dụng y tế

Chuẩn bị sẵn một đống băng cá nhân và băng gạc ở nhà. Luôn mang theo bên mình, đề phòng bị đứt tay. Bạn có thể mua những sản phẩm này mà không cần đơn tại hiệu thuốc gần nhà. Và chúng an toàn để sử dụng khi bạn đang dùng thuốc làm loãng máu.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X