Hotline 24/7
08983-08983

Xử lý trật khớp

Cháu thường chơi đá bóng với các bạn, nhiều hôm cháu bị té ngã, trầy xước chân tay. Tôi lo lắng nếu chẳng may cháu bị trật khớp thì tôi chưa biết xử lý thế nào.

Con trai tôi 12 tuổi, cháu thường chơi đá bóng với các bạn, nhiều hôm cháu bị té ngã, trầy xước chân tay. Tôi lo lắng nếu chẳng may cháu bị trật khớp thì tôi chưa biết xử lý thế nào. Mong bác sĩ chỉ dẫn.

Trần Thị Loan (loantran482@ymail.com)

Trật khớp thường xảy ra sau một chấn thương hay vận động mạnh, đột ngột làm cho đầu xương bị đẩy lệch khỏi vị trí bình thường của khớp. Trật khớp có thể ở khớp háng, khớp gối, khớp khuỷu, khớp vai hoặc ở các khớp nhỏ như các khớp ngón chân, ngón tay... Triệu chứng trật khớp thường là: đau tại chỗ hoặc gần chỗ trật khớp, sưng, phù nề tại khớp, khó hoặc không thể cử động được, biến dạng khớp.

Xử lý khi bị trật khớp: khi bị trật khớp, không nên cố gắng cử động khớp vì có thể gây tổn thương khớp, phần mềm, các dây chằng, mạch máu, thần kinh quanh khớp. Cố định tạm thời khớp bị trật ở tư thế mà khớp đang ở vị trí đó.

Chẳng hạn trật khớp khuỷu, bệnh nhân sẽ có tư thế gấp khuỷu, người sơ cứu dùng một miếng vải hay cái khăn, cái áo cố định khuỷu vào thân người. Cách thông dụng nhất là trật khớp tay có thể cố định bằng cách cột tay vào thân người; trật khớp ở chân thì có thể cột hai chân lại với nhau, dùng chân lành làm nẹp cố định cho chân bị thương.

Đừng cố gắng nắn khớp. Nên dùng đá lạnh chườm lên vùng khớp tổn thương trong 10 - 15 phút để giúp giảm phù nề quanh khớp tổn thương, sau đó dùng băng cuộn hay vải ép khớp lại rồi đưa người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

AloBacsi.vn
Theo BS. Nguyễn Minh Hạnh - Sức khỏe và Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X