Hotline 24/7
08983-08983

Vùng cẳng chân xuất hiện cục u làm chân hơi rêm, bệnh gì?

Câu hỏi

Thưa BS, Cách đây 2 tuần em phát hiện chân mình có 1 vết bầm khá nhạt, vết bầm bao xung quanh 1 cục u bằng đốt ngón cái ở khoảng mặt trong xương chày đoạn giữa chân. Qua hôm sau em có đi tập thể dục và chạy bộ thì không ảnh hưởng gì lắm. Khoảng hôm sau nữa vết bầm có đậm lên và chân có hơi rêm. Em mua thuốc ở nhà thuốc uống, tới giờ vết bầm đã hết nhưng cục sưng vẫn chưa thuyên giảm chân trái vẫn còn rêm toàn chân, đặc biệt là sau khi đi nhiều hay buổi tối. BS cho em hỏi em bị gì ạ? Em xin cảm ơn!

Trả lời
Xuất hiện cục u giữa chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xuất hiện cục u ở cẳng chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Như bạn trình bày, bạn bị sang thương cục u ở vùng cẳng chân. Bạn cần khám với BS chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình hoặc Cơ xương khớp để xác định xem bản chất cục u là gì để có hướng điều trị phù hợp.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



U bao nang hoạt dịch là nang chứa đầy các chất lỏng khiến một chỗ phình ra và cảm giác siết chặt phía sau đầu gối của bạn. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn gập đầu gối lại hoặc mở rộng đầu gối ra hay khi đang hoạt động.

U nang bao hoạt dịch, còn được gọi là u nang kheo, thường là hệ quả của một vấn đề về khớp đầu gối, như viêm khớp hoặc vết rách sụn. Cả hai tình trạng trên đều có thể khiến chất dịch tích tụ ở đầu gối của bạn, có thể dẫn đến u bao nang hoạt dịch.

Mặc dù u bao nang hoạt dịch có thể gây sưng và khiến bạn không thoải mái, nhưng việc điều trị các vấn đề cơ bản của triệu chứng có thể giảm bớt cơn đau.

Đôi khi u bao nang hoạt dịch sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu u nang lớn và gây đau, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị sau:

- Dược phẩm. Bác sĩ có thể tiêm một loại thuốc corticosteroid, chẳng hạn như cortisone, vào đầu gối để làm giảm viêm. Điều này có thể làm giảm đau, nhưng không giúp ngăn ngừa sự tái phát của u nang hoàn toàn;
- Chọc dịch. Bác sĩ có thể làm chảy dịch từ khớp gối bằng cách chọc kim. Đây được gọi là chọc dịch kim và thường được thực hiện thông qua dẫn siêu âm;
- Vật lý trị liệu. Đặt, chườm đá, một gói nén và bó nạng có thể giúp giảm đau và sưng. Các bài tập nhẹ nhàng và tăng cường cho các cơ xung quanh đầu gối của bạn cũng có thể giúp làm giảm triệu chứng và duy trì chức năng của đầu gối.

Nếu có thể, bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân cơ bản của nang. Nếu bác sĩ xác định rằng vết rách sụn gây ra sự dư thừa dịch khớp, họ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ hoặc sửa chữa sụn bị rách.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:

- Thực hiện theo nguyên tắc R.I.C.E. Những chữ cái này tượng trưng cho nghỉ ngơi, chườm đá, nén và nâng độ cao. Nghỉ ngơi chân. Chườm đá phần đầu gối. Nẹp đầu gối bằng vải bọc, tay áo hoặc nẹp. Và nâng chân lên khi có thể, đặc biệt là vào ban đêm;
- Dùng thuốc giảm đau không kê toa. Các loại thuốc như ibuprofen (Advil®, Motrin IB®, các loại khác), naproxen sodium (Aleve®, những loại khác), acetaminophen (Tylenol®, những loại khác) và aspirin có thể giúp giảm đau. Thực hiện theo các hướng dẫn dùng liều lượng thuốc ghi trên bao bì. Không dùng nhiều hơn liều khuyến cáo;
- Giảm các hoạt động thể chất. Như vậy sẽ làm giảm sự kích ứng khớp gối của bạn. Bác sĩ cung cấp cho bạn các hướng dẫn về thời gian cần giảm mức độ hoạt động và họ có thể đề xuất các hình thức tập thể dục thay thế để bạn tập trong thời gian chữa bệnh.


BS.CK2 Nguyễn Hữu Tâm
Trưởng khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, BV Nhân Dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X