Hotline 24/7
08983-08983

Viêm khớp dạng thấp điều trị thế nào để giảm đau nhức?

Em bị viêm khớp dạng thấp, cứ chuyển mùa hay đến mùa đông là đau nhức, rất khổ. Mong được bác sĩ tư vấn cách trị dứt điểm bệnh này ạ.

[HOI]Em bị viêm khớp dạng thấp với biểu hiện đau ở ngón tay cái và đầu gối, nhất là những khi chuyển mùa hoặc động trời. Trời mùa đông thế này là em rất khổ. Em muốn được tư vấn cách trị dứt bệnh này. Xin cảm ơn bác sĩ nhiều lắm.

Em có tiền sử bệnh viêm dạ dày + viêm đại tràng + u xơ tuyến vú (trái)

Phạm Thị Lộc - locpham...@gmail.com[/HOI]

[DAP]Chào bạn Lộc,

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh thấp khớp mạn, tự miễn, chủ yếu ở nữ. Bệnh gây đau, sưng, cứng khớp, đau nóng, đỏ, nhất là khi trời chuyển mùa các triệu chứng này sẽ nặng hơn. Mô lót khớp ngày càng dày lên, viêm khớp lan rộng làm mòn sụn khớp, dây chằng. Về lâu dài viêm đa khớp dạng thấp gây biến dạng khớp. Các khớp cổ tay, khủy tay, vai, hông, đầu gối, mắt cá chân, cổ, bàn chân là những khớp dễ bị viêm khớp dạng thấp nhất. Khớp bị viêm trở nên lỏng lẻo, mất sức lực và khả năng vận động. Ở nhiều người viêm khớp dạng thấp làm hình thành các cục u gọi là “nốt thấp khớp”, những nốt này nằm dưới da thường là ở khủy tay, ngón chân.

Hiện tại nguyên nhân cụ thể của bệnh vẫn chưa được tìm ra và cũng chưa có biện pháp điều trị cụ thể chữa khỏi dứt điểm bệnh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sẽ phải chấp nhận buông xuôi. Trong nhiều thập kỷ qua, việc khắc phục viêm đa khớp dạng thấp đã có nhiều bước tiến. Mục tiêu ưu tiên trong việc điều trị là giúp duy trì khả năng vận động, ngăn ngừa biến chứng và làm giảm các cơn đau, sưng viêm.

Tùy vào giai đoạn, tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng biện pháp phù hợp. Khi được phát hiện sớm, bạn sẽ được tiếp cận với biện pháp khắc phục bao gồm dùng thuốc, nghỉ ngơi, tập luyện thể dục thể thao, kiểm soát cân nặng.

Các loại thuốc cần phải do bác sĩ chỉ định, bạn không được tự ý mua thuốc dựa trên cảm nhận chủ quan về triệu chứng. Vì những thuốc giảm đau, chống viêm đều có tác dụng phụ trên dạ dày, gan, thận, nhất là khi bạn có tiền sử viêm dạ dày. Phương pháp vật lý trị liệu cũng sẽ được áp dụng nhằm giúp phòng tránh biến dạng khớp, cũng như cách vận động hạn chế thấp nhất các tổn thương cho khớp.

Khi cần thiết, nhất là đối với trường hợp viêm khớp giai đoạn nặng không thể cải thiện bằng biện pháp thông thường, bạn có thể được chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật là cách để loại bỏ các mô bị viêm, tái tạo hoặc thay hoàn toàn khớp bị tổn thương.

Bên cạnh một lối sống lành mạnh, việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp sẽ giúp  thuyên giảm mau chóng đồng thời hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng. Tuy nhiên hiện nay bệnh viêm khớp dạng thấp có rất nhiều loại sản phẩm hỗ trợ điều trị, vì vậy bạn nên cân nhắc kĩ trước khi sử dụng. Một sản phẩm uy tín mà bạn có thể tìm hiểu là Viên khớp GHV Bone, với thành phần chính là Bột đạm thủy phân lần đầu tiên được xuất hiện trên thị trường, được các chuyên gia tại Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đánh giá cao về khả năng giảm đau khớp đồng thời giúp tái tạo sụn khớp và tăng tiết dịch khớp sau 4 đến 6 tuần sử dụng và hoàn toàn không gây tác dụng phụ.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Xem thêm:

Bệnh viêm khớp dạng thấp và hướng điều trị

6 thực phẩm cần tránh khi bị viêm khớp dạng thấp[/DAP]

GHV Bone

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X