Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao vẫn sưng tấy và teo bụng chân sau 20 ngày gãy xương bàn chân?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Em bị gãy xương bàn ngón 2 và ngay tại chỗ gãy. Em có đi liền 1 vết thương hở từng bị nhiễm trùng và điều trị ở viện đầy dủ vậy mà sao đến giờ cũng vào 20 ngày rồi chân em vẫn thấy sưng tấy và kèm theo hiện tượng teo bụng chân. Bác sĩ tư vấn qua cho em ạ. Em cảm ơn.

Trả lời
Gãy xương bàn chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Gãy xương bàn chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Bàn chân là một trong những bộ phận quan trọng chủ lực của chi dưới với vai trò nâng đỡ và giữ cân bằng toàn bộ cơ thể và khi di chuyển bước đi. Cấu trúc xương bàn chân bao gồm tới 26 xương lớn nhỏ khác nhau với các chức năng phục vụ cho các bộ phận gân, gót, cơ chân, xương khớp chân… khác nhau.

Bên cạnh đó bàn chân bao gồm hơn 100 dây chằng, 30 khớp màng hoạt dịch và 30 cơ nối liền với các bộ phận xương khớp.

Do đó, theo mô tả của em thì em nên đến bệnh viện nhờ bác sĩ chuyên khoa Chỉnh hình khám và xử trí cho em.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bạn có thể bị gãy xương bàn chân sau một tai nạn hoặc ngã. Tình trạng này cần phải được cấp cứu nhanh chóng vì nó có thể nghiêm trọng. Mức độ nghiêm trọng của gãy xương bàn chân có thể khác nhau, vì vậy điều quan trọng là bạn phải nói chuyện với bác sĩ nếu nghĩ rằng bàn chân của bạn bị gãy. Bác sĩ có thể đưa ra một kế hoạch điều trị để giúp bạn hồi phục.

Gãy xương bàn chân là tình trạng rất phổ biến. Trong thực tế, khoảng 1 trong số 10 trường hợp gãy xương xảy ra ở bàn chân. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Loại điều trị bạn nhận được dựa trên mức độ nghiêm trọng và vị trí gãy xương. Bạn có thể cần nghỉ ngơi và dùng thuốc để giảm đau. Bó bột, đeo nẹp hoặc mang ủng cho bàn chân bị gãy được sử dụng khá phổ biến. Trong trường hợp nặng hơn, phẫu thuật có thể cần thiết. Hãy tìm hiểu cách sơ cứu ngay lập tức cho xương bị gãy.

Các phương pháp điều trị thông thường cho gãy xương bàn chân bao gồm:

- Các loại thuốc giảm đau không cần toa
- Nghỉ ngơi
- Bó bột, đeo nẹp, mang ủng hoặc giày đặc biệt
- Giảm trọng lượng lên bàn chân bị gãy
- Sử dụng nạng hoặc xe lăn
- Thao tác xương để đặt chúng trở lại vị trí đúng
- Phẫu thuật đặt đinh, ốc vít, que hoặc tấm ván

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn ngăn chặn gãy xương bàn chân:

- Công nhân xây dựng và những người khác có nguy cơ bị chấn thương bàn chân nên luôn luôn mang giày bảo hộ ngón chân.
- Khi chơi thể thao luôn luôn mang giày thể thao có hỗ trợ tốt.
- Khi đi xe, không cho phép hành khách đặt chân lơ lửng ra khỏi cửa sổ hoặc đặt chân lên bảng điều khiển.
- Luôn đeo dây an toàn khi di chuyển bằng xe hơi.



Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X