Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao uống thuốc điều trị viêm dạ dày có Hp bị mệt mỏi, khó thở?

Câu hỏi

Bác sĩ cho con hỏi, Con khám bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, bác sĩ đã xét nghiệm máu và cho con kết quả là viêm dạ dày Hp dương tính. Bác sĩ kê toa thuốc cho con 2 tuần kháng sinh và nói con uống hết thuốc kháng sinh, ngưng 4 tuần lên kiểm tra test hơi thở. Con đã uống nhưng nó hành dạ dày quá, làm con mệt mỏi, nghẹt nghẹt, khó thở, có nhịp đập như tim, thốn thốn, như vậy có sao không bác sĩ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Triệu chứng mệt mỏi, khó thở. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Triệu chứng mệt mỏi, khó thở. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Tác dụng phụ của thuốc điều trị Hp (thuốc kháng sinh) thường gặp đó là đắng miệng, thay đổi vị giác, buồn nôn, mệt mỏi, nhức đầu, khó ngủ, chóng mặt, có người bị nặng thì sẽ thấy khó thở, mệt mỏi tương tự như em.

Để giảm triệu chứng này, em nên uống thuốc kháng sinh sau khi ăn, sau đó ăn thêm sữa chua (giảm tiêu chảy), uống trà gừng ấm hoặc nghệ sẽ đỡ khó chịu hơn. Tốt nhất vẫn là ráng uống thuốc cho đủ ngày theo phác đồ, tăng khả năng thành công trong tiệt trừ Hp, tránh kháng thuốc. Sau khi ngưng thuốc, các tác dụng phụ sẽ hết.

Trường hợp em bị khó chịu quá thì cần tái khám lại bác sĩ để bác sĩ kê thêm thuốc chống nôn cho em. Sau khi điều trị em cần ngưng thuốc dạ dày 4 tuần rồi đi nội soi tiêu hóa lại hoặc test hơi thở kiểm tra lại xem còn vi trùng Hp hay không.

Về chế độ ăn uống và sinh hoạt, em nên chú ý:

- Ăn sạch: Ăn chín, uống sôi.

- Ăn uống đúng giờ, điều độ.

- Sau ăn nên nghỉ ngơi ít nhất 30 phút rồi mới làm việc lại.

- Tránh ăn các thức ăn có tính kích thích dạ dày: chất chua, trà đậm, gia vị (ớt, hành tiêu, tỏi, ớt), thức ăn nhiều béo, chiên xào.

Trong trường hợp khó chịu quá thì em có thể tái khám sớm hơn hẹn của bác sĩ để bác sĩ điều chỉnh thêm thuốc hỗ trợ cho em, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Trong phác đồ điều trị Hp có thuốc kháng sinh giúp loại bỏ vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc điều trị Hp có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh, cụ thể như:

- Amoxicilin: Đây là loại kháng sinh nằm trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp nhờ tác dụng cao hỗ trợ điều trị bệnh cao và không có hiện tượng kháng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp Amoxicilin có thể gây sôi bụng, nôn, buồn nôn, đi ngoài, viêm đại tràng màng giả,…

- Clarithromycin: Loại thuốc này thuộc nhóm kháng sinh macrolid bán tổng hợp. Clarithromycin có khả năng tiêu diệt đến 50% vi khuẩn Hp khi dùng thuốc đơn độc. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, ngứa, ban đỏ, nổi mề đay. Trong một số trường hợp hiếm gặp đó là ảnh hưởng chức năng gan, tăng bilirubin huyết thanh, tăng bạch cầu eosin,…

- Metronidazol và Tinidazol là hai loại kháng sinh thuộc nhóm 5 nitro imidazol có tác dụng mạnh trong diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, khi dùng thuốc đơn độc sẽ dễ gây ra tình trạng kháng thuốc phát triển nhanh. Hai loại thuốc này dùng trong thời gian ngắn có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, phát ban… dùng kéo dài thường gây mất vị giác.

Ngoài ra, trong phác đồ điều trị bệnh đau dạ dày còn có các loại thuốc nhằm tái tạo vết thương và phục hồi chức năng của dạ dày. Các loại thuốc này cũng có thể gây ra tác dụng phụ như:

- Thuốc kháng histamin H2: Nhóm này bao gồm Cimetidin và Ranitidin có thể gây ức chế histamin H2 làm cản trở quá trình bài tiết dịch vị. Tuy nhiên 2 loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: rối loạn thần kinh, tăng creatinin máu, tăng men gan, giảm bạch cầu, các vấn đề về tim mạch, đau đầu, giảm tiểu cẩu trong máu, tiêu chảy,…

- Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng làm giảm bài tiết acid. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như khô miệng, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt,…

- Nhôm hydroxyd và Magnesi hydroxid có tác dụng kháng axit, cắt cơn đau và điều trị các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên với Nhôm hydroxid có thể gây ra táo bón, tình trạng cơ thể thiếu phosphat gây nên loãng xương. Còn Magnesi hydroxid có thể gây ra tình trạng đắng miệng, buồn nôn và ảnh hưởng đến thận.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X