Hotline 24/7
08983-08983

Đắng miệng, nước bọt có máu khi dùng thuốc điều trị Hp, khắc phục như thế nào?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Cách đây vài ngày em đi khám trên Bệnh viện Bạch Mai, được bác sĩ chẩn đoán là viêm thực quản trào ngược độ A, xung huyết dạ dày, loét hành tá tràng, dương tính Hp. Em được bác sĩ kê đơn thuốc về nhà uống được 3 hôm, hôm thứ 4 em có biểu hiện miệng đắng, nước bọt có một ít máu tươi, nước bọt tiết ra nhiều, nhưng máu tươi chỉ xuất hiện 1 lúc sau đó hết, miệng em vẫn đắng, ngoài ra em còn đi ngoài phân lỏng màu vàng hơi tươi. Em mong bác sĩ tư vấn giúp. Em cám ơn bác sĩ nhiều.

Trả lời
Uống thuốc điều trị Hp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Uống thuốc điều trị Hp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Helicobacter pylori là vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Trị Hp thì bác sĩ sẽ phải dùng kháng sinh, vì đây là vi khuẩn, và phải dùng 2 loại kháng sinh phối hợp với thuốc ức chế tiết dạ dày từ 1-2 tuần, vì chúng trú ẩn sâu trong thành của dạ dày. Có nhiều loại kháng sinh có thể dùng để điều trị Hp, mỗi loại có tác dụng phụ riêng. Nhưng nhìn chung, tác dụng phụ thường gặp của kháng sinh điều trị Hp là đắng miệng, thay đổi vị giác, buồn nôn, mệt mỏi, nhức đầu, khó ngủ, chóng mặt, tiêu chảy. Còn tình trạng nước bọt có ít máu tươi thì cần xem lại xem có phải màu của thuốc hay không, hoặc do chảy máu chân răng, cần khám ck răng hàm mặt.

Để giảm triệu chứng do tác dụng phụ của kháng sinh gây ra, em nên uống thuốc kháng sinh sau khi ăn, sau đó ăn thêm sữa chua (giảm tiêu chảy), uống trà gừng ấm sẽ đỡ khó chịu hơn. Tốt nhất vẫn là ráng uống thuốc cho đủ ngày theo phác đồ, tăng khả năng thành công trong tiệt trừ Hp, tránh kháng thuốc. Sau khi ngưng thuốc, các tác dụng phụ sẽ hết.

Về chế độ ăn uống và sinh hoạt, em nên chú ý:

- Ăn sạch: Ăn chín, uống sôi.

- Ăn uống đúng giờ, điều độ.

- Sau ăn nên nghỉ ngơi ít nhất 30 phút rồi mới làm việc lại.

- Tránh ăn các thức ăn có tính kích thích dạ dày: chất chua, trà đậm, gia vị (ớt, hành tiêu, tỏi, ớt), thức ăn nhiều béo, chiên xào.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



H. pylori là một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori (còn gọi là H. pylori). Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng. Nhiễm H. pylori rất phổ biến, nhưng đa số chúng ta không nhận ra rằng mình đã mắc bệnh vì thường không xuất hiện bất cứ triệu chứng gì. Tuy nhiên trong một số trường hợp, H. pylori có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm loét và ung thư dạ dày.

Một số phương pháp giúp chẩn đoán H. Pylori chính xác và đơn giản bao gồm:

- Xét nghiệm bằng hơi thở: Trong xét nghiệm bằng hơi thở, bạn sẽ nuốt một dung dịch có chứa các phân tử carbon đã được đánh dấu. Nếu bạn bị nhiễm H. pylori, các phân tử carbon đánh dấu sẽ bị biến đổi trong dạ dày và được thải ra qua hơi thở. Bạn sẽ thở ra vào một chiếc túi, và sau đó bác sử dụng một thiết bị đặc biệt để phát hiện các phân tử carbon trong đó.
- Xét nghiệm máu: để tìm vi khuẩn H. pylori hoặc các kháng thể trong máu.
- Tìm kháng nguyên H. pylori trong phân.
- Tìm H. pylori trong mẫu sinh thiết thông qua nội soi.

Dưới đây là khuyến cáo điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp (có vi khuẩn Hp dương tính) cập nhật bởi Hội tiêu hóa Việt Nam dựa trên đồng thuận Masstricht IV (2013) cũng như tình hình điều trị thực tế tại Việt Nam:





Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X