Hotline 24/7
08983-08983

Tỷ lệ sống sau phẫu thuật ung thư phổi

Có 3 phương pháp điều trị cơ bản cho bệnh nhân ung thư phổi. Trong đó có khoảng 20% bệnh nhân được điều trị theo phương pháp phẫu thuật.

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ phổi. Bệnh tiến triển âm thầm, khó phát hiện sớm và tiên lượng khá dè dặt. Theo các bác sĩ Khoa Ung bướu – Singapore, Bệnh viện Thu Cúc, rất khó để đưa ra con số chính xác về tỉ lệ sống cho bệnh nhân ung thư phổi.

Tùy theo loại ung thư, giai đoạn bệnh, mức độ xâm lấn, khả năng đáp ứng với điều trị, sức khỏe tổng quát của người bệnh, các bệnh lý khác… mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp.

Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị cơ bản cho bệnh nhân ung thư phổi. Trong đó, có khoảng 20% bệnh nhân được điều trị theo phương pháp phẫu thuật.

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ phổi
Ung thư phổi là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ phổi

Các phương pháp phẫu thuật ung thư phổi

Phẫu thuật là phương pháp thường áp dụng cho những trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Ở giai đoạn này, kích thước khối u còn nhỏ và chưa lây lan rộng. Điều đáng tiếc là đa số các trường hợp ung thư phổi ở Việt Nam thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và không thể áp dụng phẫu thuật.

Các phương pháp thường được sử dụng trong phẫu thuật ung thư phổi là:

- Cắt bỏ 1 phần phổi.

Cắt bỏ 1 phần phổi được áp dụng khi các khối ung thư có kích thước nhỏ và đang khu trú ở 1 vị trí nhất định trên phổi. Theo đó các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một vùng của phổi bao gồm một phần thùy hoặc nhiều thùy.

- Cắt bỏ toàn bộ một bên phổi.

Trường hợp khối ung thư phổi chưa lan rộng và xâm lấn sang các cơ quan lân cận thì các bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ toàn bộ 1 bên phổi chứa khối u.

- Phẫu thuật nội soi phổi.

Đây được đánh giá là phương pháp phẫu thuật ung thư phổi hiện đại có nhiều ưu điểm như: phẫu thuật chính xác, ít đau đớn, ít gây tác dụng phụ. Để thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ luồn một ống nội soi vào một vết mổ nhỏ ở ngực của bệnh nhân. Sau đó bác sĩ sẽ chèn các công cụ phẫu thuật để cắt bỏ, nạo vét và hút sạch các tế bào ung thư ra ngoài.

- Nạo vét các hạch bạch huyết

Trường hợp các tế bào ung thư đã xâm lấn sang các hạch bạch huyết nhưng chưa xâm lấn sang các cơ quan khác, các bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ hạch bạch huyết bằng phương pháp phẫu thuật.

Sau khi phẫu thuật, có tới 50% bệnh nhân có thể tái phát bệnh và không qua khỏi. Tuy nhiên, tỉ lệ tái phát này có thể giảm đi đáng kể nếu bệnh nhân được điều trị hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật.

Trong trường hợp ung thư phổi giai đoạn muộn,khối u đã lan rộng sang các cơ quan lân cận như: gan, xương, lá lách… bác sĩ có thể chỉ định hóa trị hoặc xạ trị.

Phẫu thuật ung thư phổi sống được bao lâu?

Phẫu thuật ung thư phổi sống được bao lâu còn tùy vào giai đoạn bệnh, loại ung thư… Càng phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, tiên lượng bệnh càng khả quan hơn. Cụ thể:

- Ung thư phổi tế bào nhỏ.

Nếu khối u chỉ nằm trong phổi và không lan sang các bộ phận khác của cơ thể, tỉ lệ sống sau 5 năm là khoảng 23,3% (theo dữ liệu của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ).

Nếu khối u đã lan đến khu vực – bao gồm cả các hạch bạch huyết lân cận hoặc ở xa – tỉ lệ sống 5 năm giảm xuống còn 14,4%.

Nếu ung thư đã tiến triển và xâm lấn đến các phần xa của cơ thể, tỉ lệ sống 5 năm chỉ còn là 2,8%.

- Ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Ở giai đoạn sớm, khi khối u không lây lan, tỉ lệ sống 5 năm là 49%.

Nếu ung thư đã lan đến khu vực lân cận, tỉ lệ sống 5 năm giảm xuống 30%.

Ở giai đoạn cuối cùng, khi ung thư xâm lấn gan, não, xương… tiên lượng sống của bệnh nhân chỉ còn 1%.

Theo VTV

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X