Hotline 24/7
08983-08983

Trầm cảm khi mang thai, điều trị như thế nào?

Câu hỏi

Thưa BS, Em bị trầm cảm đã lâu, có thể gọi là mãn tính vì từ nhỏ em đã có những dấu hiệu của căn bệnh này. Em có đi khám và điều trị tại nhiều nơi. Nay em đang có bầu 4 tháng và có những biểu hiện của bệnh. Em muốn hỏi là mang thai có thể chữa trị trầm cảm được không? Chữa bằng liệu pháp gì, ở đâu thưa BS?

Trả lời
Trầm cảm khi mang thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Trầm cảm khi mang thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Em thân mến,

Trầm cảm khi mang thai rất phổ biến và nó xuất hiện ở 14% đến 23% các bà mẹ tương lai. Chính sự tăng nội tiết tố trong thời kỳ mang thai khiến họ gặp căng thẳng và lo lắng, cộng với những áp lực xã hội và hồi hộp chuẩn bị làm mẹ khiến căn bệnh tâm lý này trở nên càng trầm trọng. Nếu không được giúp đỡ, trầm cảm khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

Những sản phụ đã có bệnh trầm cảm trước đó như em thì khi mang thai, bệnh trầm cảm có thể nặng hơn.

Trong giai đoạn mang thai, bệnh trầm cảm vẫn có thể tiếp tục điều trị, bằng thuốc và tâm lý trị liệu, bởi BSchuyên khoa Tâm thần. BS Sản khoa vẫn theo dõi thai kỳ cho em nhưng vẫn cho giấy chuyển em đến BS chuyên khoa Tâm thần để phối hợp điều trị chứ BS Sản khoa không “ôm” luôn được mảng này, em nhé. Em nên báo với BS Sản khoa đang theo dõi thai kỳ cho em để BS hướng dẫn chi tiết cho em.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Trầm cảm trong thai kỳ không dễ bị phát hiện, nó rất dễ bị nhầm lẫn với một số rối loạn khác khi mang thai. Nhưng nếu như mẹ có bất kỳ một triệu chứng nào giống như những triệu chứng dưới đây và kéo dài hơn 2 tuần, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn:

- Không thể tập trung
- Lo lắng
- Cực kỳ dễ bị kích thích
- Khó ngủ
- Cực kỳ mệt mỏi và mệt mỏi kéo dài không dứt
- Luôn muốn ăn hoặc không muốn ăn bất cứ thứ gì
- Có một cảm giác rằng không còn gì vui thú trên đời nữa
- Một cảm giác buồn dai dẳng không dứt.

Phần lớn các nhà khoa học cho rằng tình trạng muộn phiền này có sự góp phần rất lớn của các hormone. Sự thay đổi hormone khi mang thai khiến cho bà bầu thường có tâm trạng thất thường.

Ngoài ra, một số điều kiện ngoại cảnh khác cũng dễ dẫn đến tình trạng bà bầu bị trầm cảm. Đó là:

- Bà bầu đã từng bị trầm cảm trước đây hoặc trong gia đình có người từng bị trầm cảm.
- Đang trải qua một sự kiện lớn và áp lực với bản thân.
- Mang thai một mình và không nhận được nhiều sự hỗ trợ.
- Ốm nghén nặng.
- Mẹ đã từng bị sảy thai trước đó.

Trầm cảm trong thai kỳ thường chỉ là vấn đề tạm thời mà thôi. Mẹ có thể bước qua thử thách tinh thần này khi thực hiện các bước như:

- Tự tạo sự thoải mái cho bản thân: Đầu tiên, bạn cần hướng sự chú ý của mình đến những thứ tích cực, như chuẩn bị quần áo, phòng ốc cho con hay nghĩ về con với tất cả hi vọng, tình yêu mà bạn có. Việc bận rộn luôn chân luôn tay sẽ khiến bạn giảm bớt cảm giác lo lắng mông lung.
- Cần chia sẻ ngay với các chuyên gia: Bạn đang ở vào một tình trạng đáng báo động và cần được những người có chuyên môn giúp đỡ. Có thể bạn sẽ cần được uống thuốc, cần được “thiết kế” một chế độ ăn, ngủ, nghỉ khác hẳn trước đây.
- Đừng để bản thân một mình: Vì sự cô đơn là một trong những điều kiện làm cho tình trạng trầm cảm trở nên trầm trọng hơn. Khi bạn đang có những ý định tiêu cực mà không thể kiềm chế thì cần có một người ở bên cạnh để giúp bạn tỉnh táo.
- Ăn uống đủ chất: Đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể hoạt bát hơn và đầu óc bạn cũng linh mẫn hơn, bạn dễ tìm được sự thư giãn và giấc ngủ ngon hơn.



Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X