Hotline 24/7
08983-08983

Kháng thuốc kháng sinh và những điều cần biết

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.
khang thuoc khang sinh hinh anh

Vừa qua, tại Mỹ, bệnh nhân đầu tiên đã được phát hiện nhiễm siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Trong một nghiên cứu ở vùng châu Á - Thái Bình Dương gồm 12 quốc gia, kết quả cho thấy Việt Nam là nước đứng đầu trong 12 nước có tỷ lệ siêu vi khuẩn phế cầu kháng thuốc cao nhất.

Kháng sinh là “vũ khí” bắt buộc phải dùng trong những trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh là rất cao, dễ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. TS. BS. Lê Tiến Dũng - Trưởng khoa Hô hấp BV Đại học Y Dược TP. HCM sẽ tư vấn thêm cho bạn đọc TTGĐ về vấn đề này.

Các bệnh nào thường dùng thuốc kháng sinh để điều trị?

khang thuoc khang sinh hinh anh 3

Những bệnh do nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng thường phải dùng kháng sinh để điều trị. Mỗi loại kháng sinh sẽ có một liều lượng điều trị nhất định với từng loại bệnh.

Tuy nhiên, trong một số ca nếu bệnh nhân bị nặng hoặc nhiễm trùng huyết, bác sỹ sẽ chỉ định tăng liều lượng (có thể gấp đôi) một số loại kháng sinh như Beta lactam, Carbapenem, Quinolone, Glycoside… để đảm bảo hiệu quả điều trị, giúp bệnh nhân kháng được vi khuẩn, nhất là các loại vi khuẩn kháng thuốc trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng.

Tác dụng phụ và chống chỉ định của thuốc kháng sinh

Tác dụng phụ xảy ra khi người bệnh dị ứng với loại kháng sinh đó. Người bệnh có thể bị nổi mề đay, ngứa… Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị sốc phản vệ dẫn đến tử vong. Chống chỉ định khi sử dụng kháng sinh gồm: uống thuốc lúc quá đói, quá no hoặc tiêm chích sai liều, sai thời điểm…

Kháng thuốc kháng sinh và nguy cơ khi lạm dụng thuốc

Kháng sinh chỉ được sử dụng khi người bệnh bị nhiễm vi khuẩn. Những trường hợp không phải nhiễm khuẩn (viêm không do nhiễm, nhiễm virus, ký sinh trùng…) mà lại dùng kháng sinh điều trị thì đó gọi là lạm dụng kháng sinh không cần thiết.

Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách đã làm xuất hiện nhiều dạng vi khuẩn đột biến kháng thuốc, gây khó khăn cho điều trị. Hiện nay, những chủng vi khuẩn siêu kháng thuốc, kháng tất cả các loại kháng sinh đã xuất hiện.

Ngoài Mỹ, trên thế giới đã từng xuất hiện rải rác các loại vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh. Ở châu Á - Thái Bình Dương, tỷ lệ mắc siêu vi khuẩn kháng thuốc Acinetobacter baumannii là 0,8; Đài Loan là 5,4; Trung Quốc là 3,8. Tỷ lệ này thấp hơn ở châu Âu. Cơ chế của siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh là tiết ra loại men chống lại các loại kháng sinh mạnh nhất hiện có, gây khó khăn trong điều trị, làm tăng tỷ lệ tử vong.

Các bệnh nhiễm trùng nặng đều có thể xuất hiện tác nhân là vi khuẩn kháng thuốc như nhiễm trùng tiểu, màng não, xương khớp… Ví dụ như chủng phế cầu, một loại vi khuẩn kháng thuốc thường được phát hiện trong bệnh viêm phổi cộng đồng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh

khang thuoc khang sinh hinh anh 1

- Nguyên nhân của tình trạng kháng thuốc ngoài việc người dân tự ý mua thuốc và bác sỹ chỉ định chưa đúng, còn là do sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi (heo, bò, gà, cá…). Việc này làm tồn dư một lượng kháng sinh đáng kể trong vật nuôi. Khi ăn các loại thịt này, bạn đã vô tình nạp vào cơ thể lượng kháng sinh dễ gây đột biến vi khuẩn kháng thuốc.

- Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị cho các bệnh nhiễm khuẩn.

- Người bệnh chỉ nên dùng thuốc kháng sinh để điều trị khi được bác sỹ khám, chẩn đoán và chỉ định dùng đúng liều lượng và thời gian. Không nên tự mua thuốc kháng sinh để chữa bệnh.

Theo Lê Minh - Tiếp Thị Gia Đình

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X