Cẩn thận với thuốc chống dị ứng
Cứ đến hẹn lại lên, chứng viêm mũi dị ứng lại hành hạ anh Tuấn (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) hết mùa này qua mùa khác. Đã đi khám và được kê thuốc điều trị, nhưng bệnh thường tái đi tái lại.
Lần này, anh Tuấn quyết định tự đi mua thuốc rồi thầm nghĩ nếu uống lâu hơn bệnh chắc cũng sẽ khỏi hẳn. Bệnh tuy có đỡ nhưng cũng chỉ được một phần nào trong khi anh gặp thêm nhiều triệu chứng lạ khác như: bí tiểu tiện, hay buồn ngủ, mất tập trung và hay bị khô miệng, khô họng.
Thăm khám tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết, do tự ý dùng thuốc kéo dài, anh đã mắc các triệu trứng do tác dụng phụ của chính loại thuốc chống dị ứng mang lại - thuốc Chlorpheniramin.
Ảnh minh họa |
Lắm “tài”
Là một trong các loại thuốc kháng histamine, chlorpheniramin được dùng nhiều để điều trị các bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa và quanh năm, các triệu chứng dị ứng khác như: nổi mề đay, viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thức ăn, côn trùng đốt, ngứa do sởi hay do bị thủy đậu…
Chlorpheniramin cũng là thành phần thường được kết hợp với Paracetamol, Dextromethophan... trong nhiều chế phẩm đa thành phần (rhumenol NF 500, Paracetamol P, Decolgen, Atussin) để chữa ho và cảm lạnh. Tuy nhiên, thuốc không cho tác dụng trong việc điều trị các triệu chứng do virus gây ra.
… nhưng nhiều “tật”
Cùng với những ghi nhận trong hiệu quả điều trị nhưng chlorpheniramin cũng là một trong các loại thuốc có nhiều tác dụng phụ. Nếu tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là dùng thuốc kéo dài, bạn cũng sẽ gặp phải trường hợp tương tự như anh Tuấn kể trên.
Trường hợp người dùng mắc các chứng bệnh như bệnh hen, bệnh glocom góc hẹp, tắc cổ bàng quang, loét dạ dày, chít tắc môn vị - tá tràng; người dùng là phụ nữ đang cho con bú, trẻ sơ sinh có thể gặp biến chứng nguy hiểm hơn.
Một trong những tác dụng phụ cơ bản của chlorpheniramin là có thể gây buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt. Để an toàn bạn nên hạn chế, thậm chí tuyệt đối không lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi đã dùng thuốc.
Tác dụng an thần của thuốc tuy rất ít và trong giới hạn cho phép nhưng nếu kết hợp với việc uống rượu hoặc dùng đồng thời với các thuốc an thần khác thì tác dụng này sẽ gia tăng gây bất lợi cho bạn.
Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể gây biến chứng suy hô hấp, thậm chí ngưng thở. Do vậy, cần thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ, người mắc bệnh phổi mạn tính, thở ngắn hoặc khó thở.
Ngoài ra, giống như các loại thuốc
kháng histamine khác chlorpheniramin có tác dụng phụ chống tiết
acetylcholine, vì thế nếu dùng kéo dài, thuốc có thể làm gia tăng nguy
cơ bí tiểu tiện (đặc biệt với trường hợp bị phì đại tuyến tiền liệt),
làm trầm trọng thêm ở người bệnh bị tăng nhãn áp.
Lưu ý: Đặc biệt lưu ý với các thuốc Chlorpheniramin được bào chế dưới dạng viên nén. Khi đó, thuốc có hai lớp, lớp ngoài được hòa tan và hấp thu giống như viên nén thông thường, lớp trong chỉ được hấp thu sau 4-6 tiếng. Vì thế tác dụng của những viên nén kéo dài bằng tác dụng của hai viên nén thông thường, cần uống cách nhau khoảng 6 giờ. |
Theo Bình Nguyên - Sức khỏe gia đình
Bài viết có hữu ích với bạn?
Bài viết liên quan
Có thể bạn quan tâm
093844****
Nếu không có gãy xương, không có vết thương hở và em cũng tích cực chăm sóc chỗ bị thương thì khoảng 7-10 ngày...
Xem toàn bộ090790****
Triệu chứng đau mông 1 bên có thể gặp trong giai đoạn đầu của nhọt mông, viêm mô tế bào...
Xem toàn bộ- Trang chủ
- Tin y tế
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình