Hotline 24/7
08983-08983

Thuốc gây mê có ảnh hưởng trí nhớ không?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em xin hỏi thuốc gây mê có ảnh hưởng nhiều đến trí nhớ không ạ? Tháng 2 và tháng 7 năm nay em có mổ 2 lần. Bình thường thì em không hay quên nhưng sau khi mổ về có những việc vừa nói xong hoặc người khác vừa nói em không nhớ là mình hoặc người ta nói gì. Trước khi phẫu thuật có chụp CT và DSA. Xin hỏi bác sĩ tình trạng hay quên này sau bao lâu thì hết, và có cách nào để mau hết tình trạng hay quên này không ạ? Em cảm ơn bác sĩ.

Trả lời
Thuốc gây mê trong phẫu thuật. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Thuốc gây mê trong phẫu thuật. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Việc em trải qua phẫu thuật 2 lần trong vòng 5 tháng là chuyện bắt buộc thì phải làm để giải quyết tình trạng bệnh của em. Chuyện thuốc gây mê có ảnh hưởng đến trí nhớ hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định thuốc mê có ảnh hưởng đến trí nhớ, còn chờ nghiên cứu thêm.

Tình trạng hay quên của em cần đến khám bác sĩ Nội thần kinh để đánh giá, chẩn đoán và có hướng xử trí thích hợp.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Thuốc gây mê là thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, có tác dụng làm bạn mất ý thức, cảm giác và phản xạ. Thời gian tác dụng của thuốc gây mê phụ thuộc vào liều lượng sử dụng. Thuốc gây mê sau khi đi vào máu sẽ có những tác dụng như an thần, suy giảm ý thức, giãn cơ vận động, mất phản xạ và cảm giác cơ thể. Thuốc gây mê được đưa vào cơ thể theo đường hô hấp và đường tĩnh mạch.

* Tác dụng phụ ngắn hạn của thuốc gây mê:

Hầu hết các tác dụng phụ của thuốc gây mê xảy ra ngay sau khi phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật xong, bạn sẽ từ từ thức dậy trong phòng phẫu thuật hoặc phòng hồi sức. Bạn có thể sẽ cảm thấy cơ thể lảo đảo và chóng mặt. Bạn có thể cảm thấy một số tác dụng phụ của thuốc gây mê phổ biến sau:

- Đau cơ: Các loại thuốc được sử dụng để thư giãn cơ bắp của bạn trong quá trình phẫu thuật có thể gây tình trạng đau nhức.

- Ngứa: Nếu bạn được sử dụng thuốc giảm đau opioid trong hoặc sau khi phẫu thuật, bạn có thể bị ngứa. Đây là một tác dụng phụ phổ biến của nhóm thuốc này.

- Vấn đề về bàng quang: Bạn có thể gặp khó khăn khi đi tiểu trong một thời gian ngắn sau khi gây mê toàn thân.

- Chóng mặt: Bạn có thể cảm thấy chóng mặt khi lần đầu tiên đứng dậy do tác dụng phụ của thuốc gây mê. Uống nhiều nước sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ hơn.

- Buồn nôn và ói mửa: Tác dụng phụ của thuốc gây mê phổ biến này thường xảy ra ngay sau khi thực hiện thủ thuật. Một số người có thể sẽ bị tình trạng này trong một hoặc hai ngày. Bạn có thể sử dụng thuốc chống nôn để cải thiện tình trạng.

- Khô miệng: Tác dụng phụ của thuốc gây mê có thể khiến bạn cảm thấy khô miệng khi thức dậy. Miễn là bạn không cảm thấy quá buồn nôn, bạn có thể uống chút nước để đỡ khô miệng.

- Đau họng hoặc khàn giọng: Trong quá trình phẫu thuật, các ống đặt trong cổ họng của bạn để giúp bạn thở dễ dàng hơn. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy đau họng sau khi phẫu thuật.

- Ớn lạnh và run rẩy: Trong quá trình gây mê, nhiệt độ cơ thể của bạn có thể giảm. Các bác sĩ và y tá sẽ đảm bảo nhiệt độ của bạn không giảm quá nhiều trong khi phẫu thuật. Nhưng khi thức dậy, bạn có thể cảm thấy ớn lạnh và run rẩy, điều này có thể kéo dài trong vài phút đến vài giờ.

- Cảm giác nhầm lẫn, rối loạn và choáng váng: Khi mới thức dậy, tác dụng phụ của thuốc gây mê có thể làm bạn thấy mơ hồ, uể oải và buồn ngủ. Điều này thường kéo dài chỉ trong vài giờ, nhưng đối với một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, sự nhầm lẫn có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần.

* Tác dụng phụ dài hạn của thuốc gây mê

Các tác dụng phụ dài hạn có thể bao gồm:

- Mê sảng sau phẫu thuật: Tình trạng này khiến một số người có thể trở nên bối rối, mất phương hướng hoặc gặp khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ sau khi phẫu thuật. Sự mất phương hướng này thường biến mất sau khoảng một tuần.

- Rối loạn chức năng nhận thức sau phẫu thuật (POCD): Một số người có thể gặp các vấn đề về trí nhớ hoặc các loại suy giảm nhận thức khác sau phẫu thuật. Phẫu thuật và gây mê có thể đã góp phần trong việc gây ra rối loạn nhận thức. Một số nghiên cứu cho thấy những người trên 60 tuổi có thể có nhiều khả năng mắc phải POCD hơn.

Hiện nay người ta không gây mê bằng một thuốc duy nhất mà được thay bằng “gây mê cân đối”, tức là dùng phối hợp nhiều thuốc có tác dụng khác nhau để tạo ra trạng thái mê cân đối.


BS.CK2 Lưu Kính Khương
Trưởng khoa Gây mê hồi sức ngoại, BV Nhân dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X