Hotline 24/7
08983-08983

Thuốc Cerecaps có gây tương tác với thuốc chống đông máu Heparin?

Câu hỏi

Em chào bác sĩ, Em gái họ em đang dùng thuốc chống đông máu Heparin, dạo gần đây bạn ấy bị đau đầu, ra cửa hàng thuốc được kê thuốc Cerecaps. Bác sĩ cho em hỏi thuốc Cerecaps là thuốc gì? Có dùng chung được với thuốc chống đông máu Heparin không ạ? Em cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

Heparin là thuốc kháng đông đường tiêm, dùng hàng ngày. Do sự bất tiện như vậy nên thường hiếm khi được chỉ định sử dụng kéo dài tại nhà, liệu bạn có nhầm lẫn gì về loại thuốc em gái mình đang dùng hay không? Cerecaps là một loại thực phẩm chức năng, không phải là thuốc chữa bệnh, nghĩa là đối với chứng đau đầu của em gái bạn chưa thể đảm bảo hiệu quả.

Mặt khác, việc dùng Cerecasp có thể tương tác với thuốc kháng đông ảnh hưởng hiệu quả của thuốc, nên tốt nhất bạn không nên để em gái tự ý sử dụng.

Đa số đau đầu thường gặp không nguy hiểm, có thể do nhiễm siêu vi thoáng qua, đau đầu căng cơ, chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol và nghỉ ngơi đầy đủ là đã có thể giảm đáng kể triệu chứng khó chịu.

Nếu đau đầu dữ dội, hoặc dai dẳng tăng dần, kèm nôn ói, hoặc yếu liệt, nhìn mờ, ù tai thì nên khám chuyên khoa ngay tìm nguyên nhân và chữa trị kịp thời bạn nhé!

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Heparin là một thuốc chống đông máu có thể ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông. Bạn có thể dùng herparin để điều trị và ngăn ngừa cục máu đông trong tĩnh mạch, động mạch hoặc phổi. Heparin cũng được sử dụng trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ đông máu. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng thuốc tiêm heparin để rửa (làm sạch) catheter tĩnh mạch. Heparin cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác không được liệt kê trong tờ hướng dẫn sử dụng.

Một số người tiêm heparin đã có phản ứng với dịch truyền (khi thuốc được tiêm vào tĩnh mạch). Hãy cho người chăm sóc bạn biết ngay lập tức nếu bạn cảm thấy buồn nôn, choáng váng, đổ mồ hôi, hoặc khó thở trong khi hoặc sau khi tiêm heparin. Ngừng sử dụng heparin và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có bất cứ phản ứng phụ nghiêm trọng:

- Tê đột ngột hoặc không khỏe, đặc biệt là ở một bên của cơ thể;
- Đột ngột đau đầu dữ dội, lú lẫn, có vấn đề thị lực, ngôn ngữ hoặc thăng bằng;
- Đau ngực, ho đột ngột, thở khò khè, thở nhanh, nhịp tim nhanh;
- Đau, sưng, nóng, hoặc đỏ ở một hoặc cả hai chân;
- Khó thở;
- Cực kỳ buồn ngủ, suy nhược hoặc thở hổn hển (ở trẻ sơ sinh);
- Sốt, ớn lạnh, chảy nước mũi hoặc chảy nước mắt.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai  kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

A= Không có nguy cơ;
B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
C = Có thể có nguy cơ;
D = Có bằng chứng về nguy cơ;
X = Chống chỉ định;
N = Vẫn chưa biết.

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy,  bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và  thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt  thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc  công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X