Hotline 24/7
08983-08983

Thực hư thông tin trẻ đóng bỉm nhiều dễ bị vô sinh?

Thời gian gần đây, nhiều mẹ bỉm sữa truyền tai nhau chuyện đóng bỉm nhiều sẽ khiến bé dễ bị vô sinh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đầu ngành thông tin này không hoàn toàn đúng.

Dùng bỉm thường xuyên không ảnh hưởng đến việc vô sinh

Trước những thắc mắc của nhiều ông bố, bà mẹ về chuyện đóng bỉm nhiều khiến chân bé dễ bị vòng kiềng gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản dẫn đến vô sinh, ThS Lê Thanh Thúy - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khẳng định: Hiện tại chưa có cơ sở nào chứng minh việc dùng bỉm có thể gây vô sinh cho các bé trai. Bên cạnh đó, ở tuổi dậy thì từ 13-14 tuổi, tinh trùng của các bé trai mới bắt đầu xuất hiện và tinh trùng trưởng thành thì phải đến 14-15 tuổi. Do đó, từ khi sinh đến 2 tuổi, khi các mẹ đóng bỉm cho bé trai vẫn không có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của bé sau này. Khi ở tuổi sử dụng bỉm thì bộ phận sinh dục của trẻ chưa phát triển nên không có tinh trùng.

(Ảnh minh họa, nguồn Internet)

Liên quan đến vấn đề trên, ThS.BS Trần Thu Nguyệt, Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho rằng, lo ngại của nhiều bà mẹ về chuyện đóng bỉm thường xuyên làm hẹp bao quy đầu hay ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này của trẻ là không chính xác. Hẹp bao quy đầu ở trẻ có nhiều nguyên nhân, t uy nhiêncác bác sĩ chưa tìm thấy nguyên nhân nào liên quan đến bỉm, có chăng, đó là thói quen dùng bỉm sai, hoặc dùng liên tục 24/24h mới khiến trẻ bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục, trong đó có viêm bao quy đầu. Vì vậy, nếu bạn sử dụng bỉm cho bé đúng cách, bạn sẽ không phải băn khoăn về việc này.

Trong khi đó TS.BS Lê Ngọc Lan, khoa Nhi - BV Việt Pháp Hà Nội cũng nhấn mạnh rằng trẻ bú mẹ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, khả năng kiếm soát cơ tròn (cơ thắt hậu môn, cơ niệu đạo) rất hạn chế. Vì vậy. trẻ sẽ bài tiết (tống phân, nước tiểu) theo nhu cầu, ngay lập tức mà không có khả năng trì hoãn. Do đó, việc đóng bỉm là cần thiết đối với trẻ nhằm tránh bị ướt nhiều lần trong ngày.

BS Lê Ngọc Lan, khoa Nhi- BV Việt Pháp Hà Nội (ảnh Eva.vn)

Hơn nữa, việc đóng bỉm không gây vô sinh, chân vòng kiềng cũng như làm hăm trẻ, bên cạnh đó trong quãng thời gian trẻ được đóng bỉm, cho dù đeo cả ngày cũng không ảnh hưởng đến việc làm hẹp bao quy đầu hay chức năng sinh sản sau này của trẻ. Vấn đề tinh hoàn cần môi trường nhiệt độ thấp là đúng, tuy nhiên đó là môi trường điều kiện để sản xuất tinh trùng trong khi với trẻ nhỏ, tinh hoàn không sản xuất tinh trùng.

Cách sử dụng bỉm an toàn cho bé

Từ những nhận định trên các chuyên gia khuyên răng cha mẹ nên chọn bỉm mềm có khả năng thấm hút cao, có chất liệu khử mùi, màng chống ngăn tốt, để bé dù có ở tư thế vận động nào cũng không bị trào ngược chất thải.

Tuy nhiên, ban ngày nên để vùng kín của bé trai thoáng khoảng 2-3 tiếng, tốt nhất mẹ nên tạo thói quen cho bé tự giác trong chuyện vệ sinh. Cứ khoảng 3-4 giờ tập cho bé đi vệ sinh 1 lần, điều này sẽ tốt hơn khi đóng bỉm thường xuyên cho con. Vào mùa hè hạn chế đóng bỉm cho con, chỉ nên dùng bỉm vào buổi tối.

Tuyệt đối không dùng các loai bỉm quá chặt hoặc không đảm bảo vệ sinh sẽ gây rát, ngứa và khó chịu cho bé. Với những trường hợp bé bị dị ứng, cha mẹ nên ngừng ngay loại bỉm bé đang sử dụng và đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được tư vấn, chữa trị kịp thời.

Theo Quỳnh Anh - Thế giới trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X