Tập đi sau 1.5 tháng gãy xương mâm chày có quá sớm?
Câu hỏi
Dạ bác sĩ cho em hỏi, Em bị gãy xương mâm chày 1 tháng rưỡi. Hiện tại thì sức khỏe của em rất tốt. Bác sĩ đã bảo em tập đi. Như vậy có quá sớm không ạ và có ảnh hưởng gì không ạ?
Trả lời
Thời gian trung bình lành xương là 1 tháng, tùy mức độ gãy xương, có nhiễm trùng hay không, có béo phì, bệnh tiểu đường, lớn tuổi, hút thuốc lá hay không... mà xương sẽ lành nhanh hơn hay chậm hơn.
Em còn trẻ, gãy xương mâm chày đã bó bột gần 1.5 tháng và không còn đau nhức gì cho thấy nhiều khả năng xương đã lành rồi, bác sĩ đã kiểm tra lại cho em và khuyên em nên tập đi có nghĩa là bệnh của em sắp hồi phục rồi. Bây giờ em có thể tập đi được rồi, còn gọi là tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng. Bởi vì việc tập luyện này sẽ giúp cho xương lành nhanh hơn, hạn chế teo cơ cứng khớp do bất động, giúp máu lưu thông tốt tránh tắc mạch. Ban đầu sẽ là tập đứng chịu lực một chân trên chân gãy cho vững; tập co duỗi chân, tập lại dáng đi bình thường chịu lực đều hai chân, sau đó tập chạy bộ tăng dần từ chậm đến nhanh, từ ít đến nhiều.
Bác sĩ vật lý trị liệu - phục hồi chức năng sẽ hướng dẫn chi tiết cho em, em đến trung tâm vật lý trị liệu - phục hồi chức năng em nhé.
Thân mến.
Xương mâm chày là một trong những phần
xương quan trọng của xương đầu gối có chức năng quan trọng hỗ trợ sự đi
lại sự gập đầu gối và giúp hai chi giảm bớt trọng lượng, áp lực khi nâng
đỡ trọng lượng của toàn bộ cơ thể. Xương mâm chày có liên quan trực
tiếp đến khớp giữa xương đùi, xương chày, cầu khớp lồi cầu - ổ chảo,
khớp giữa xương đùi, xương bánh chè (xương phẳng). Do vậy khi mâm chày
bị tổn thương, bị gãy hoặc một trong các bộ phận trên bị gãy thì ảnh
hưởng toàn bộ ít hoặc nghiêm trọng đến các khớp xương khác liên quan còn
lại. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình