Hotline 24/7
08983-08983

"Táo bón (K59.0)" nghĩa là gì?

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, Tôi khám tại phòng khám, trong hồ sơ bệnh bác sĩ chẩn đoán: Táo bón (K59.0). Vậy K59.0 có nghĩa thế nào ạ, mong bác sĩ giải thích. Xin cảm ơn.

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

K59.0 là mã số ICD 10 của táo bón. ICD là chữ viết tắt của The International Classification of Diseases, tức là một Hệ thống phân loại quốc tế về các loại bệnh tật.

Mục đích của ICD là giúp cho việc phân tích, phiên giải và so sánh số liệu bệnh tật, tử vong thu thập tại những thời điểm, quốc gia, khu vực khác nhau một cách có hệ thống, có tính thống nhất, có thể được hiểu bởi các bác sĩ hoặc nhà nghiên cứu sử dụng hệ thống ngôn ngữ khác nhau, tránh sai sót trong quá trình phiên dịch. ICD 10 là phiên bản đang được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia phát triển.

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Táo bón, hay còn gọi là bón, là tình trạng đại tiện khó và khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường. Mỗi người có thói quen đại tiện khác nhau, không nhất thiết phải có quy định chung cho thói quen này. Táo bón được tính khi bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần.

Táo bón thường tự hết nếu bạn thay đổi lối sống, nhưng táo bón mãn tính sẽ khó điều trị hơn và thường là triệu chứng của một tình trạng bệnh khác.

Táo bón không phải là một bệnh mà là triệu chứng của các bệnh ở đại trực tràng (ruột già và ruột kết) khác. Các bệnh gây táo bón có thể là bệnh nhẹ và phổ biến như polyp đại trực tràng hoặc nghiêm trọng như ung thư đại trực tràng.

Điều trị bệnh táo bón nhẹ rất đơn giản. Bạn phải thay đổi lối sống, như tập thể dục nhiều hơn và uống thêm nước (1.5 đến 2 lít mỗi ngày) và ăn thêm chất xơ. Tốt nhất nên tránh sử dụng thuốc nhuận tràng vì bạn dễ bị phụ thuộc vào thuốc. Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng phương thuốc nhuận tràng thiên nhiên như rau mông tơi, đu đủ hoặc chuối.

Bạn nên cân bằng thời gian mỗi ngày cho việc đại tiện được thoải mái. Uống nước và cà phê nóng vài phút trước khi đi có thể giúp kích thích nhu động trực tràng.

Đối với tình trạng táo bón vừa và nặng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc đặt làm mềm phân, thuốc nhuận tràng, và thụt tháo. Bác sĩ sẽ không dùng thuốc nhuận tràng quá mạnh trừ khi các cách trên không hiệu quả.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X