Hotline 24/7
08983-08983

Tại sao bị ngứa mặc dù xét nghiệm ký sinh trùng âm tính?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Tôi bị bệnh ngứa rất nhiều, nhất là vào buổi tối khi đi ngủ. Tôi có đi khám ở Bệnh viện Da Liễu TPHCM và có làm xét nghiệm nấm da nhưng không phát hiện nấm, bác sĩ cho toa thuốc uống nhưng không khỏi. Gần đây, tháng 12/2017 tôi có đi xét nghiệm ký sinh trùng và phát hiện bị nhiễm giun đũa chó, bác sĩ cho uống 02 viên Ivermectin 6mg (Piza) nhưng triệu chứng ngứa vẫn không hết. Ngày 15/09/2018 tôi có đi xét nghiệm máu lại và kết quả như sau: Toxocara canis (giun đũa âm tính 0.12 < 0.3 OD). Hiện tại mỗi ngày tôi phải uống 01 viên Fexostad 180mg để bớt ngứa. Bác sĩ tư vấn cho tôi là tôi bị bệnh gì? Nên khám và chữa bệnh ở đâu? Uống thuốc Fexostad 180mg lâu dài có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe không? Xin chân thành cảm ơn sự tư vấn cửa bác sĩ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Nổi mề đay. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nổi mề đay. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Nổi mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin. Mề đay là bệnh da dễ nhận biết nhưng cũng là bệnh khó phát hiện nguyên nhân.

Có nhiều nguyên nhân gây mề đay, thông thường là do các yếu tố gây dị ứng như thức ăn, thời tiết, quần áo, xà phòng, phấn hoa, nước sinh hoạt bẩn, mạt nhà… Đối với người nhiễm siêu vi (B,C…), ký sinh trùng hoặc bệnh lý mạn tính khác cũng dễ có phản ứng mề đay hơn.

Vì vậy, bạn nên tự theo dõi xem những loại thức ăn, thuốc uống nào có thể gây dị ứng để tránh và hạn chế các chất như gia vị, rượu trà, cà phê. Để tìm nguyên nhân và điều trị dứt điểm, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu hoặc Miễn dịch dị ứng lâm sàng để khám, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để có thể tìm đúng nguyên nhân thì điều trị mới có hiệu quả.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Nổi mề đay hay còn gọi là bệnh mày đay là một phản ứng viêm da, dị ứng ngoài da, hay xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa hoặc mùa hè, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh thường gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.

Bệnh mề đay là một dạng dị ứng ngoài da do nhiều nguyên nhân khác nhau:

- Do di truyền
- Do cơ thể có sức đề kháng yếu vì thế khó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh mề đay trong sinh hoạt cũng như tiếp xúc hàng ngày
- Do sự tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu
- Do cơ thể dị ứng với thức ăn, thực phẩm
- Do dị ứng với một số thuốc gây nổi mề đay như thuốc uống, thuốc bôi ngoài da
- Do các loại ký sinh trùng trong cơ thể
- Do sự tác động của yếu tố tâm lý

Giai đoạn nổi mề đay mẩn ngứa gây cảm giác khó chịu vì thế nên đưa người bệnh đi khám để được bác sĩ chỉ định thuốc điều trị, giúp nhanh chóng cắt giảm các cơn ngứa tức thì.

Đặc biệt, với các trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng thì cần phải xác định tác nhân gây dị ứng và hạn chế tối đa trường hợp dị ứng với 1 thành phần nào đó của thuốc kháng sinh để tránh các tác dụng nặng nề hơn khi lại sử dụng thuốc có thành phần thuộc dị ứng của người bệnh.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X