Hotline 24/7
08983-08983

Tắc ruột do thức ăn ở trẻ em

Tắc ruột do thức ăn ở trẻ em có nhiều biến chứng khó lường, cần được xử lý kịp thời để hạn chế những hậu quả do bệnh này gây ra.

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet

Chứng tắc ruột do bã thức ăn thường khó xác định do dễ nhầm với táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa thông thường. Nếu không xử trí kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng khó lường như thủng ruột, ăn kém, sụt cân, viêm ruột. 

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về dị vật đường tiêu hóa do bã thức ăn. Từ năm 1854, người ta phát hiện trường hợp đầu tiên qua mổ tử thi. Ở Việt Nam, một nghiên cứu của Bệnh viện Nhi TW cho thấy có 93 ca nhập viện do dị vật là thức ăn trong vòng 5 năm 1995-2000. Trong đó dị vật chủ yếu là hạt hồng xiêm, sung, hồng ngâm, cam, ổi, ngô rang, dâu da xoan, mít, tóc, sợi len, quần áo rách… 

Ở lứa tuổi đang mọc răng hoặc thay răng, trẻ nhai kém và chưa biết nhằn hột. Vì thế, nguy cơ bị tắc ruột là rất lớn khi các em ăn các loại trái cây có nhiều xơ bã, chát, nhất là trái cây có nhiều hột nhỏ và cứng như xơ-ri, hồng xiêm… 

Việc chẩn đoán sớm bệnh thường khó do siêu âm bụng không thấy được bã thức ăn, chụp X-quang bụng không sửa soạn cũng cho kết quả tương tự. Tốt nhất là phòng tai nạn bằng cách kiểm soát thật kỹ thức ăn cho trẻ. Nếu sau khi ăn, trẻ đau bụng, ói mửa, đại tiện ra máu hoặc không thể đi tiểu, cần đưa ngay đến bệnh viện nhằm ngăn ngừa biến chứng kịp thời.

Theo Bệnh viện Nhi Trung ương

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X