Hotline 24/7
08983-08983

Sụn chêm ngoài hình đĩa có bắt buộc phẫu thuật không?

Câu hỏi

Chào BS Dương, Em đau đầu gối, đi lại cảm giác rất vướng ở bên trong gối, đi khám được chỉ định chụp MRI và có kết luận là sụn chêm ngoài hình đĩa, thoái hóa sừng sau sụn chêm trong. BS khám nói chỉ mổ nội soi mới điều trị được. Nhưng em không biết có bắt buộc phải mổ không và sau mổ thì có đi lại được ngay không hay cần dùng nạng và tập vật lý trị liệu 1 thời gian mới vận động lại được? Và chi phí cho ca mổ khoảng bao nhiêu? Em rất mong được BS tư vấn. Cảm ơn BS ạ!

Trả lời
Đau đầu gối do mắc sụn chêm hình đĩa. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau đầu gối do mắc sụn chêm hình đĩa. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn Huyền,

Sụn chêm ngoài hình dĩa là một khiếm khuyết bẩm sinh, chủ yếu ở người châu Á với tỷ lệ khoảng 3-17% dân số, thường gặp ở sụn chêm ngoài, chủ yếu được phát hiện khi chụp MRI khớp gối hoặc khi mổ nội soi khớp gối, nếu không có triệu chứng thì không cần điều trị. Chỉ mổ khi đau khớp gối hoặc khi rách sụn chêm. Nếu mổ sẽ cắt tạo hình sụn chêm ngoài.

Chi phí ca mổ tùy theo từng BV và bạn có BHYT hay không. Bạn nên khám tại các BV có khoa Y học thể thao hoặc Chấn thương chỉnh hình để được tư vấn trực tiếp.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Sụn chêm hình đĩa thường gặp ở sụn chêm ngoài, rất hiếm gặp ở sụn chêm trong. Tỷ lệ bị sụn chêm hình đĩa theo y văn chiếm từ 1 - 3% dân số và khoảng 20% các trường hợp bị sụn chêm hình đĩa gặp ở khớp gối 2 bên.

Những triệu chứng chủ yếu của sụn chêm hình đĩa có thể gặp là: đau, hạn chế vận động gối hoặc sưng nề, kẹt khớp gối hoặc không duỗi được hết. Tổn thương sụn chêm hình đĩa do chấn thương dễ gặp ở trẻ thiếu niên nên nếu sau một chấn thương khớp gối hoặc trong trường hợp không có lịch sử chấn thương rõ ràng nhưng bệnh nhân có các biểu hiện như trên, đã loại trừ các nguyên nhân nội khoa khác thì cần phải thăm khám xác định xem liệu có phải tổn thương sụn chêm hình đĩa hay không.

Sụn chêm hình đĩa dễ bị tổn thương hơn sụn chêm bình thường do cấu trúc bất thường nên dễ làm sụn chêm bị kẹt khi khớp gối vận động gây đau và rách sụn. Trong trường hợp dây chằng neo sụn chêm vào mâm chầy không có hoặc lỏng lẻo, nguy cơ này càng cao hơn. Khi bị tổn thương, kể cả sụn chêm bình thường cũng rất khó liền do cấu trúc nghèo mạch máu.

Trong trường hợp tình cờ phát hiện qua chụp phim, nếu bệnh nhân không có phiền toái về mặt lâm sàng thì có thể không cần can thiệp và chung sống tiếp tục. Trong trường hợp có triệu chứng lâm sàng, phẫu thuật là cần thiết. Phẫu thuật được thực hiện qua nội soi với việc cắt sửa phần sụn chêm rách và tạo hình lại sụn chêm cho có cấu trúc gần giống bình thường. Một số trường hợp phần sụn chêm rách cũng có thể được khâu lại, tuy nhiên phụ thuộc vào việc đánh giá tổn thương trong mổ.

Sau mổ, bệnh nhân có thể đeo nẹp mềm hỗ trợ, chống nạng trong một thời gian nhất định sau đó trở lại sinh hoạt bình thường. Một số trường hợp có thể phải phục hồi chức năng nếu như gối bị hạn chế duỗi trong một thời gian dài. Đa số các bệnh nhân có thể trở lại với sinh hoạt vận động bình thường, tuy nhiên, trong một số trường hợp tổn thương nặng có thể bệnh nhân vẫn bị triệu chứng đau và về lâu dài có nguy cơ thoái hóa khớp sớm.


BS.CK2 Trần Văn Dương
Phụ trách khoa Y học thể thao, BV Nhân dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X