Hotline 24/7
08983-08983

Sỏi thận khó xử lý nhất trong các loại sỏi trong cơ thể?

Câu hỏi

Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo, loại nào khó xử lý, loại nào dễ xử lý? Khi nào thì bệnh nhân bị sỏi tiết niệu có chỉ định: phẫu thuật nội soi sau phúc mạc, phẫu thuật lấy sỏi qua da, nội soi tán sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể?

Trả lời

TS.BS Trương Hoàng Minh

TS.BS Trương Hoàng Minh

Trưởng khoa Ngoại Niệu - Ghép thận - Bệnh viện Nhân dân 115, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Sỏi thận là một trong những loại sỏi gây thách thức cho các bác sĩ. Vì sỏi thận nằm rất nhiều trên đài thận nên tỷ lệ sót sỏi tương đối cao. Việc kích thích sỏi thận ra bằng con đường tự nhiên cũng phải trải qua một quãng đường rất dài.

Những sỏi ở vị trí thấp hơn như niệu quản, niệu đạo có thể tán dễ dàng qua hệ thống nội soi.

Về chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể, đối với những trường hợp sỏi thận hoặc những sỏi niệu quản ở sát bể thận hoặc sỏi ở vị trí dưới sát bàng quang, sỏi có kích thước dưới 2cm thì có thể tán sỏi ngoài cơ thể hiệu quả.

Ở những vị trí khác, do đặc thù về giải phẫu, không thể tiếp cận được vị trí sỏi nên khả năng tán sỏi thành công rất thấp.

Nếu sỏi lớn trên 2cm thì tỷ lệ phải tán rất nhiều lần tại viên sỏi. Đồng thời áp dụng trên những sỏi có độ cứng vừa phải thường người ta sẽ so sánh với độ cản quang của xương. Nếu độ cản quang của sỏi lớn hơn độ cản quang của xương sống gần đó, có nghĩa là sỏi rất cứng thì nguy cơ tán sỏi khó vỡ rất cao. Cho nên nếu sỏi có kích thước trung bình thì sẽ ưu tiên tán ngoài cơ thể.

Về phẫu thuật nội soi, những sỏi ở đường tiết niệu dưới hoặc ở niệu quản sẽ được ưu tiên làm nội soi ngược dòng, đưa máy nội soi theo đường niệu đạo tới bàng quang, niệu quản để tìm ra vị trí của sỏi. Có các nguồn năng lượng để tán sỏi ở đây, như xông hơi, siêu âm, laser,... Hiện nay, đa phần sử dụng nguồn năng lượng laser để rút ngắn thời gian tán sỏi nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả và ít để lại tổn thương đường tiết niệu.

Phẫu thuật tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ là phương pháp được áp dụng cho những sỏi lớn trên 2cm. Nếu sỏi nằm ở bể thận, có thể làm nội soi ngoài phúc mạc để lấy sỏi. Hiện nay nội soi ngoài phúc mạc để lấy sỏi chỉ được sử dụng khi có những bất thường ở tiết niệu cần phải tạo hình như hẹp khúc nối bể thận niệu quản, bác sĩ sẽ tạo hình lại khúc nối qua đường nội soi.

Nếu không có dị dạng đường tiết niệu sẽ ưu tiên lấy sỏi thận qua da, tán sỏi qua cơ thể hoặc nội soi ngược dòng.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Các phương pháp can thiệp loại bỏ sỏi tiết niệu?

>>Sỏi đường tiết niệu khi nào cần điều trị nội khoa?

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X