Hotline 24/7
08983-08983

Ra máu liên tục sau nội soi cắt polyp buồng tử cung, có khi nào đó là kinh nguyệt đến sớm?

Câu hỏi

Thưa BS, Em mổ nội soi buồng tử cung cắt polyp bị ra máu, có uống Zinnat 0.5g, thuốc sắt ngày 2 lần. Em đã đi khám ở ngày ra máu thứ 7, siêu âm đầu dò có tăng sinh mạch máu vừa ở tử cung là gì? Em có nhân xơ 27mmx26mm ở thành sau đoạn eo tử cung, BS cho em thêm thuốc cầm máu Transamin 0.5g, Zinnat 0.5g, Metronidazol 0.5g, em uống được 2 hôm rồi mà máu vẫn ra ngày một nhiều hơn, đến hôm nay là ra máu ngày ‪thứ 9. Tháng trước em có kinh ngày 11/05, em bị rong kinh, đến ngày 29/05 em được nội soi buồng tử cung cắt polyp. Mấy ngày đầu máu ra ít dính vệt sau đó rỉ liên tục, máu đỏ, nằm ngủ ngồi dậy thì ọc ra đỏ bầm, có khi có nhầy nhầy mảnh mảnh như máu kinh, hôm nay là 06/06. Có khi nào đó là kinh nguyệt đến sớm hơn so với tháng trước không BS? Kinh nguyệt em lúc trước đều, chu kỳ 30 ngày có khi sớm trễ 1, 2 ngày.

Trả lời
Ra máu liên tục sau nội soi cắt polyp buồng tử cung. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ra máu liên tục sau nội soi cắt polyp buồng tử cung. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Có thể sau thủ thuật buồng tử cung bạn rối loạn có kinh sớm, cũng có thể là xuất huyết từ tổn thương do thủ thuật.

Theo tôi nên sử dụng nội tiết như thuốc ngừa thai nếu ra huyết nhiều để điều chỉnh lại chu kỳ kinh. Tốt nhất bạn nên tái khám để được tư vấn và điều trị.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Chu kỳ kinh nguyệt thường mang lại một loạt các triệu chứng khó chịu. Hội chứng tiền kinh nguyệt, chẳng hạn như đau quặn bụng và mệt mỏi là các vấn đề phổ biến nhất , nhưng các triệu chứng thường mất đi khi chu kì bắt đầu. Tuy nhiên, các bất thường  kinh nguyệt khác nghiêm trọng hơn cũng có thể xảy ra như  kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít, không có kinh.

Hãy nhớ rằng chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở mỗi người là khác nhau. Một chu kỳ là bình thường với bạn nhưng có thể bất thường đối với người khác. Hãy gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi đáng kể nào về chu kỳ kinh nguyệt.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Các yếu tố ăn uống. Điều chỉnh chế độ ăn uống bắt đầu khoảng 14 ngày trước chu kì kinh có thể giúp bạn chỉ gặp một số rối loạn kinh nguyệt nhẹ. Chế độ ăn uống lành mạnh áp dụng cho tất cả mọi người bao gồm ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau quả, tránh chất béo bão hòa và thức ăn nhanh. Hạn chế muối (natri) có thể giúp giảm đầy hơi. Hạn chế uống cà phê, đường và uống rượu cũng sẽ có ích;
- Ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu;
- Tập thể dục. Tập thể dục có thể giúp giảm đau bụng kinh;
- Quan hệ tình dục. Cảm giác cực khoái có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của đau bụng kinh;
- Chườm nóng: Lót một miếng đệm nóng vào vùng bụng hoặc ngâm mình trong một bồn tắm nước nóng, có thể giúp làm giảm đau bụng kinh;
- Vệ sinh kinh nguyệt. Thay đổi băng vệ sinh từ 4-6 giờ. Bạn hãy tránh sử dụng băng vệ sinh có mùi thơm  vì chất khử mùi có thể gây kích ứng vùng sinh dục. Bạn không nên thụt rửa âm đạo vì nó có thể tiêu diệt các vi khuẩn tự nhiên thường trú trong âm đạo mà chỉ cần tắm rửa thường xuyên để làm sạch.

Phụ nữ là một nửa của thế giới. Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ là điều quan trọng để thể hiện sự yêu thương cũng như nâng niu dành cho phái đẹp. Các chị em phụ nữ hãy học cách yêu thương và tự bảo vệ mình, đừng ngại ngùng khi đi khám sức khỏe và khám phụ khoa thường xuyên định kỳ. Các rối loạn về kinh nguyệt có thể được can thiệp chữa khỏi hoàn toàn hoặc cải thiện một phần khi được chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị thích hợp. Đặc biệt các rối loạn kinh nguyệt là nguyên nhân của hiếm muộn hoặc vô sinh cần được chữa trị sớm khi phụ nữ còn trong độ tuổi sinh sản thì khả năng hồi phục sự thụ thai mới cao.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X