Hotline 24/7
08983-08983

Phụ nữ mang thai có nên tiêm ngừa vắc xin cúm?

Cảm cúm là một bệnh hô hấp thông thường mà nhiều người dễ mắc phải. Bệnh tương đốì “lành tính”, chỉ gây nhức đầu, sổ mũi, ho. Tuy nhiên với thai phụ và thai nhi, cảm cúm rất nguy hiểm, kèm theo nhiều biến chứng.

Sau khi kết hôn tôi đã chích ngừa các vắc xin thủy đậu, rubella, viêm gan, cúm... Riêng cúm bác sĩ dặn phải chích hàng năm. Tôi đang mang thai tháng thứ 4 nếu chích vắc xin cúm có ảnh hưởng gì đến con không?

Kim Xuyến (quận 8, TPHCM)

Dược sĩ Huỳnh Thị Hồng Gấm, khoa Dược, BV Từ Dũ TPHCM:

Phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm cúm. Mẹ nhiễm bệnh dễ sinh non và thai phụ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng có nguy cơ tử vong. Dù cảm cúm là một bệnh hô hấp thông thường mà nhiều người dễ mắc phải. Bệnh tương đốì “lành tính” chỉ gây nhức đầu, sổ mũi, ho. Tuy nhiên với thai phụ và thai nhi, cảm cúm rất nguy hiểm, kèm theo nhiều biến chứng.

Cúm là bệnh do vi rút cúm (Influenzae) gây ra ở đường hô hấp gồm mũi, họng, phế quản và phổi. Vi rút cúm có rất nhiều týp nhưng týp A và B được xác định có khả năng biến đổi hàng năm, có khả năng gây bệnh nghiêm trọng và trở thành dịch trên phạm vi toàn cầu như dịch cúm A (H1N1), A (H5N1), A (H7N9)... Vi rút cúm có mức lây nhiễm rất cao do lây qua đường hô hấp. Khi tiếp xúc trực tiếp với người đang bị cúm: qua hắt hơi, bắt tay, hoặc gián tiếp như sờ tay nắm cửa, vòi nước bị nhiễm vi rút cúm...

Trong quá trình mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể thai phụ hoạt động kém hơn bình thường, rất nhiều yếu tố trong cơ thể người phụ nữ bị biến đổi đưa đến nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Do hệ miễn dịch suy giảm nên các bệnh truyền nhiễm do vi rút, vi khuẩn là nguy cơ hàng đầu đối với phụ nữ mang thai.

Bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên chích ngừa cúm để bảo vệ cả mẹ lẫn con. Ảnh: Shutterstock

Đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ nếu thai phụ bị cảm cúm thì ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Nguyên nhân là do 3 tháng đầu là thời gian hình thành em bé, sắp xếp các tổ chức đầu, mặt mũi, chân tay...

Nếu thai phụ bị cảm cúm thì các vi rút cảm cúm sẽ có thể đi qua nhau thai vào máu và làm rối loạn những sắp xếp tổ chức, rối loạn nhiễm sắc thể từ đó gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi như dị dạng, sứt môi, não tụ huyết, không có não và dị dạng đầu nhỏ, mắc bệnh tim bẩm sinh...

Ngoài ra, một số trường hợp thai phụ bị cúm có thể làm tăng khả năng sảy thai, thai chết lưu, hoặc sinh non trong những tháng cuối của thai kỳ.

Vì vậy, tiêm vắc xin phòng cúm là cách tốt nhất để bảo vệ thai phụ và thai nhi khỏi những nguy hiểm nêu trên. Khi mang thai nghĩa là thai phụ đang chia sẻ mọi thứ cho thai nhi, cho nên nếu cơ thể thai phụ nhận được vắc xin phòng cúm thì cũng đang cho thai nhi một sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Theo Nhã Uyên - Thế giới tiếp thị

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X