Hotline 24/7
08983-08983

Phơi nhiễm BPA của các bà mẹ mang thai và nguy cơ béo phì cho trẻ em

94% các bà mẹ tại Mỹ tham gia nghiên cứu được phát hiện dương tính BPA trong mẫu nước tiểu.

Hàng triệu người dân Việt Nam vẫn hàng ngày sử dụng những chai nhựa, đồ đựng thức ăn nhựa, túi bóng…không rõ nguồn gốc xuất sứ, không đảm bảo chất lượng…Những chai nhựa, túi bóng, và dụng cụ đựng thức ăn này có thể chứa hàm lượng lớn Bisphenol A (BPA) một chất hóa học phổ biến nhưng độc hại gây các bệnh rối loạn chuyển hóa cho người sử dụng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy các bà mẹ mang thai nên tránh tiếp xúc với BPA không chỉ vì sức khỏe của bản thân mà còn tránh nguy cơ gây các rối loạn chuyển hóa (béo phì) cho con cái của họ sau này.

94% các bà mẹ tại Mỹ tham gia nghiên cứu được phát hiện dương tính BPA trong mẫu nước tiểu.
94% các bà mẹ tại Mỹ tham gia nghiên cứu được phát hiện dương tính BPA trong mẫu nước tiểu.

Bisphenol A là một hợp chất hữu cơ với công thức hóa học: (CH3)2C(C6H4OH)2. Hợp chất này không có màu tồn tại ở dạng hòa tan trong các dung môi hữu cơ nhưng tồn tại ở dạng tinh thể trong nước. BPA được sử dụng từ năm 1957 cho đến nay nó là một trong những hóa chất được sử dụng rộng rãi nhất để chế tạo các sản phẩm mà chúng ta vẫn hàng ngày sử dụng như chai nước nhựa, hộp thức ăn đóng sẵn. 

Một vấn đề mà chúng ta đáng quan tâm là BPA đóng vai trò như một hormone nội sinh liên quan đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc phơi nhiễm với BPA có thể dẫn đến các bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, dậy thì sớm, béo phì và bệnh tim mạch... 

Chính vì vậy kể từ năm 2008 cơ quan quản lý an toàn thực phẩm Mỹ (FDA), liên minh châu âu và Canada (European Union and Canada) đã ra lệnh cấm sử dụng BPA trong các sản phẩm chai nước nhựa hoặc các đồ chứa đựng thức ăn. 

Một nghiên cứu gần đây của trường Đại học Columbia, Mỹ (Department of Environmental Health Sciences, Mailman School of Public Health, Columbia University, USA) đựoc thực hiện trong một thời tương đối dài (7 năm) cung cấp những bằng chứng cho thấy rằng các bà mẹ mang thai thường xuyên phơi nhiễm đối với BPA có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng đóng góp vào rối loạn chuyển hóa dẫn đến tình trạng béo phì con cái của họ sau này. 

Trong nghiên cứu này người ta đo nồng độ BPA và những chất chuyển hóa trung gian của nó trong nước tiểu của gần 400 bà mẹ mang thai trong 3 tháng cuối và những đứa trẻ của họ tại các thời điểm khác nhau 3, 5, 7 tuổi. Kết quả cho thấy rằng 94% các bà mẹ tham gia nghiên cứu có kết quả dương tính với BPA trong mẫu nước tiểu. Sau khi phân tích và điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng của môi trường và kinh tế xã hội, các nhà nghiên cứu kết luận rằng sự phơi nhiễm trong thời kỳ mang thai có liên quan chặt chẽ với tình trạng béo phì của trẻ em ở giai đoạn 5 và 7 tuổi. Trẻ em sinh ra từ những bà mẹ phơi nhiễm lâu dài và có nồng độ BPA cao hơn có tình trạng béo phì mức cao hơn. Hơn nữa, ở những trẻ em gái, có sự tương quan thuận có ý nghĩa giữa chỉ số BPA với vòng eo và chỉ số FMI (fat mass index). 

Để giảm nguy cơ phơi nhiễm đối với BPA, Hiệp hội quốc gia khoa học sức khỏe môi trường, Mỹ (National Institute of Environmental Health Sciences, USA) khuyến cáo nên tránh sử dụng các đồ đựng bằng nhựa không đạt tiêu chuẩn, các chai nước nhựa số 3 (Polyvinyl Chloride - PVC) và số 7, thay vì sử dụng các chai nước nhựa hay đồ ăn đóng hộp nhựa bằng việc sử dụng các sản phẩm thủy tinh, đồ sứ hay các đồ đựng bằng các thép không gỉ. 

Theo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X