Hotline 24/7
08983-08983

Phết tế bào âm đạo đã đủ để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung?

Tại Việt Nam, mỗi năm có 2.400 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung (CTC). Làm gì ể dự phòng và phát hiện, chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung?

Hiện biện pháp dự phòng phổ biến nhất là xử dụng vaccin cho những người trong độ tuổi phù hợp và xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm PAP), nhưng như vậy đã đủ yên tâm? Hội thảo Khoa học chuyên đề Sàng lọc ung thư cổ tử cung và tầm quan trọng của xét nghiệm HPV vừa diễn ra tại Hà Nội và TPHCM đã phần nào giải đáp những lo lắng đó.

Hơn 99% ung thư cổ tử cung là do vi rút HPV u nhú ở người

Ung thư CTC là tổn thương ác tính tại cổ tử cung, có những biểu hiện như chồi, sùi, loét, dễ chảy máu, tiết dịch hôi, ra máu bất thường… Ung thư xuất hiện khi các tế bào cổ tử cung biến đổi và phát triển bất thường một cách không kiểm soát.

Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng, hơn 99% ung thư CTC là do virut gây u nhú ở người gây ra.

Đáng lưu ý, HPV có thể tồn tại trong cơ thể 10 năm hoặc lâu hơn trước khi ung thư cổ tử cung bắt đầu phát triển và tới 4 trong số 5 phụ nữ bị nhiễm HPV tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ và bất cứ ai đã có quan hệ tình dục, dù chỉ một lần, cũng có khả năng bị nhiễm vi rút này.

Hiện, có tới hơn 100 chủng HPV khác nhau và đa phần các chủng HPV được xem là “nguy cơ thấp” bởi vì chúng hiếm khi dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Nhưng có 14 chủng HPV được đánh giá là “nguy cơ cao” vì chúng được biết đến như nguyên nhân chủ yếu gây nên phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử cung.

Riêng hai chủng HPV 16 và HPV 18 là nguyên nhân gây ra đến 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Phụ nữ nhiễm HPV 16 và HPV 18 có khả năng phát triển tiền ung thư cổ tử cung cao hơn 35 lần so với phụ nữ không có HPV.

Theo BS. Nguyễn Văn Trương, Giám đốc BV Hùng Vương, hầu hết các trường hợp nhiễm HPV không có triệu chứng và sẽ tự khỏi nhờ hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, khi xuất hiện triệu chứng thì ung thư đã chuyển sang giai đoạn xâm lấn và rất khó điều trị.

GS.TS Philip E Castle, Giám đốc Điều hành Sáng kiến Ung thư Toàn cầu và Hiệp hội Phòng chống ung thư cổ tử cung Toàn cầu cũng chia sẻ, nhiễm dai dẳng một hoặc nhiều hơn một trong 14 chủng HPV là nguy cơ cao gây nên hầu hết các trường hợp tiền ung thư và ung thư cổ tử cung. Tỷ lệ chữa khỏi tiền ung thư cổ tử cung là 98%; tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển thành ung thư và xâm lấn sang các bộ phận khác, chỉ 20% phụ nữ sống sót sau 5 năm.

Dự phòng sớm ung thư cổ tử cung, cách nào?

Mặc dù vậy, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh có thể ngăn ngừa được nếu phát hiện sớm. Dự phòng ung thư cổ tử cung được xem là biện pháp hữu hiệu trong cuộc chiến này.

Tại Việt Nam, chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung được bắt đầu từ những năm 1980 bằng hình thức khám sàng lọc đi kèm với xét nghiệm PAP (phết tế bào âm đạo).

Tuy nhiên, theo GS.TS. Philip E. Castle: “các nghiên cứu đã cho thấy rằng khi tiến hành sàng lọc bằng xét nghiệm HPV thì hiệu quả hơn nhiều trong việc kiểm soát ung thư cổ tử cung dẫn đến tử vong so với tiến hành sàng lọc bằng xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (xét nghiệm PaP)”.

Cùng quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Phụ sản khoa và Sinh đẻ Kế hoạch Việt Nam cũng khẳng định, xét nghiệm HPV là một trong những phương pháp hữu hiệu và tiên tiến nhất trong việc sàng lọc và góp phần chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

 

AloBacsi.vn
Theo Tuệ Nguyễn - Sức khỏe và Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X