-
Ông nội bị câm điếc bẩm sinh có di truyền cho cháu?
Câu hỏi
Thưa BS, Bố của người yêu em bị câm điếc bẩm sinh, nhưng anh ấy không bị. BS cho em hỏi con em khi sinh ra có nguy cơ di truyền câm điếc không ạ?
Trả lời
Bệnh điếc bẩm sinh do nhiều hội chứng gây ra, nhưng đa số liên quan đến gen lặn. Tuy nhiên điếc bẩm sinh cũng có thể di truyền gen trội, hay do mắc phải.
Nếu bố bạn trai em bị bệnh, bạn trai em có thể mang gen bệnh. Nếu em hoàn toàn bình thường, kết hôn với bạn trai em, con em vẫn có thể bị bệnh. Tuy nhiên không phải trường hợp nào bố hay mẹ bị điếc thì sinh con ra cũng bị điếc.
Điếc bẩm sinh cũng có thể do mắc phải như: trong quá trình mang thai mà người mẹ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: lậu, giang mai… hoặc 3 tháng đầu của thai kỳ mà người mẹ bị nhiễm virus rubella và 1 số virus khác. Ngoài ra khi sinh con mà gặp những tai biến như sinh non, sinh khó, ngạt thở… đều có thể là nguyên nhân gây điếc.
Hiện nay để điều trị bệnh điếc cho trẻ em thì BS có thể dùng phương pháp cấy ốc tai điện tử. Cấy ốc tai điện tử giúp trẻ nghe, tiếp xúc và phát triển bình thường với các bạn cùng lứa tuổi.
Câm là do hậu quả của chứng điếc sớm. Trẻ ngay từ khi sinh ra đã bị điếc, do đó không tiếp nhận được các tín hiệu âm thanh nên không biết nói và bị câm. Với những trẻ chậm biết nói, phụ huynh cần đề phòng, đưa trẻ đến khám ở bác sĩ chuyên khoa nhằm có thể phát hiện sớm chứng câm điếc ở trẻ nhỏ. Khi trẻ sinh ra nếu bị điếc (do gen di truyền hay mắc phải), hậu quả sẽ dẫn tới câm, nhưng nếu được phát hiện sớm thì có thể khắc phục ở mức độ nhất định. Cần đặc biệt lưu ý nếu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ (do điếc), có thể thử sớm bằng cách gọi hoặc gây tiếng động, xem thử trẻ có biết quay đầu về phía phát ra tiếng động hay không? Cần biết trẻ 5 tháng tuổi đã có thể biết quay đầu về phía có tiếng động. Trẻ 6 tháng tuổi có thể bập bẹ muốn nói; Trẻ 7-9 tháng cầm được vật gì ở hai tay có thể đập vào nhau để phát ra tiếng động và rất thích các đồ chơi có tiếng động như quả lắc, chuông, trống... Biết phát âm 2 tiếng đơn giản (bà bà, má má...), biết vỗ tay hoan hô. Trẻ 10-12 tháng hiểu được lời nói đơn giản, phát được 2 âm khó hơn (bố ơi, mẹ đâu?...), nhắc lại được những câu người lớn dạy (tất nhiên phát âm không rõ). Trẻ 18 tháng tuổi nói được câu ngắn, ban ngày biết gọi đi tiểu tiện. Trẻ 24 tháng nói một số câu dài và nói nhiều, có thể hát được bài hát ngắn. |
Phó Trưởng khoa Tai mũi họng, BV Nhân dân 115
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình