Hotline 24/7
08983-08983

Niêm mạc miệng xuất hiện cục thịt dư, có phải nhiệt miệng?

Câu hỏi

Em chào bác sĩ, năm nay 21 tuổi, giới tính nam. Tối ngày 26/7 vừa rồi là sinh nhật em và em có uống rượu hơi nhiều. Đến sáng hôm sau miệng em có biểu hiện giật nhẹ và phần da ở cằm cũng vậy, nhưng đến chiều là hết. Sau đó em có cảm thấy hơi đau rát trong miệng phía trong. Do đó nghĩ là bị nhiệt miệng nên em có uống thuốc an thảo. Đến ngày 29/7 em có soi gương xem vết nhiệt thế nào thì phát hiện một phần thịt (em nghĩ vậy) xuất hiện phía trong cùng bên trái của miệng. Bây giờ em ăn uống rất khó vì nếu nhai 2 bên thì thức ăn và răng chạm vào chỗ đó rất khó chịu, nên em chỉ dám nhai bên phải. Bình thường khi ngậm cả hàm thì không cảm thấy đau gì chỉ khi nhai thức ăn mới đau. Xin bác sĩ tư vấn giúp. Em xin cảm ơn ạ!

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Ảnh do bạn đọc cung cấp

Chào em,
Hình ảnh em gửi về, bác sĩ cũng nhận định ban đầu đây là nhiệt miệng chứ không phải u bướu gì. Tuy nhiên, hình như đây là vị trí em đã từng nhổ răng cùng hàm dưới, trong khi hàm trên thì chưa nhổ răng khôn có phải không? Nếu là như vậy thì khi nhai, răng cùng bên trên cấn vào phần nhiệt miệng bên dưới gây đau.

Cũng có trường hợp đã nhổ cả 2 răng khôn trên và dưới của 1 bên hàm nhưng khi nhai, phần răng cuối cùng của hàm cuối vẫn cạ được vào phần lợi đang bị viêm của hàm bên dưới gây đau.

Em khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ chấm thuốc cho em để vết nhiệt miệng mau lành thì sẽ dễ chịu ngay, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Nhiệt miệng kéo dài, nổi mụn thịt trên vòm họng có phải là dấu hiệu ung thư?

>>Nhiệt miệng, rát cổ họng thường xuyên có cần đi khám?

Nhiệt miệng, hay loét áp-tơ, là một vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh. Chúng phát triển trên các mô mềm trong miệng hoặc ngay trên nướu. Không giống với herpex ở môi, những vết này không xảy ra trên bề mặt môi và không lây lan.
Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung sinh tố nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày.

Nhưng đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và phải làm kháng sinh đồ.

Trường hợp lở loét tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi có kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, gầy (sút cân), biếng ăn, có những biến chứng tại chỗ như sưng thành một đám cứng không có giới hạn, chảy máu hay có những dấu hiệu của nhiễm trùng nặng như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, sốt cao thì cần đi khám để xác định số lượng, vị trí, kích thước, mật độ màu sắc, bờ của tổn thương liên quan đến tổ chức ở dưới, tính chất xuất tiết của tổn thương, cần thiết sẽ sinh thiết làm xét nghiệm tế bào học để chẩn đoán.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X