Hotline 24/7
08983-08983

Nhút nhát, mơ mộng, có phải cháu bị tâm thần?

Câu hỏi

Chào BS, Cháu năm nay 20 tuổi. Lúc nhỏ cháu đã là 1 đứa trẻ nhút nhát. Tuy to xác nhưng không biết đánh nhau. Nhưng cháu lại rất hay mơ mộng. Cháu hay tưởng tượng ra mình có những khả năng đặc biệt để bay, rồi cứu người cháu thích. Đó là những mơ ước tuổi trẻ thôi. Nhưng lớn lên, cháu cũng nhát nên thói quen tưởng tượng ấy cháu vẫn giữ. Một chuyện nữa cháu bắt đầu thủ dâm từ năm lớp 7. Mới bắt đầu thì cũng lâu lâu 1 lần, nhưng bây giờ thì cháu thủ dâm thường xuyên. Và bây giờ kết quả cháu là 1 đứa hoang tưởng. Cháu sống không thực tế, cháu không quan tâm tới điều gì. Bây giờ khi cháu nhận ra thì mọi chuyện đã lỡ. Cháu rất tự ti về bản thân, cho rằng cháu không xứng đáng với người khác, chỉ là 1 đứa con nít. Bạn bè cùng trang lứa 20 tuổi người ta lo được bao nhiêu việc, cháu vẫn sống trong sự hoang tưởng (dù giờ nhận ra là cháu như vậy nên cũng đỡ nhiều rồi). Và đầu cháu có những suy nghĩ rất lạ, có những lúc cháu mắc những vòng suy nghĩ luẩn quẩn không thoát ra được. Thậm chí hồi trước có 1 giai đoạn cháu thắc mắc tất cả mọi thứ, đặt câu hỏi về tất cả, có khi không hiểu tại sao mình lại hoạt động được, tại sao lại lớn, tại sao có được những suy nghĩ đó, tại sao lại tư duy để làm được bài toán đó,... BS giải thích dùm cháu có phải cháu bị tâm thần rồi không ạ? Cháu sợ trở thành 1 người điên suốt ngày đi lung tung nói lảm nhảm lắm. Lê Ngọc H. - yoo…@gmail.com

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Nhút nhát, mơ mộng chưa phải là biểu hiện bệnh lý tâm thần, mà thuộc về tính cách, cuộc sống sẽ có nhiều loại người với nhiều loại tính cách khác nhau, người mạnh mẽ, người nhút nhát.

Mơ mộng cũng có cái lợi của nó, trí tưởng tượng và ước mơ là tiền đề của sáng tạo, của phát minh và nghệ thuật. Hơn nữa, em đang trong độ tuổi phát triển và định hình tính cách, khám phá bản thân và khám phá thế giới, vì thế trong đầu luôn đặt ra những câu hỏi là điều bình thường.

Tuy nhiên, em rơi vào khủng hoảng là do em chưa chấp nhận bản thân mình, em sợ mình “khác biệt” so với người khác, và em không chia sẻ những câu hỏi của em cho những người lớn xung quanh.

Vì thế, trước hết em nên ngừng so sánh bản thân mình với người khác, tập trung nâng cao giá trị của bản thân, học hỏi thêm bằng sách báo, internet để trả lời những câu hỏi của chính mình, hoạt động xã hội, hoạt động thể lực.

Nếu mọi thứ vẫn “rối tung” trong đầu thì em nên khám và điều trị tâm lý để chuyên viên tâm lý hỗ trợ cho em thêm.

Thân mến!

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X