Hotline 24/7
08983-08983

Những người sống trong môi trường nhiều nấm mốc phải làm những gì để bảo vệ sức khỏe?

Câu hỏi

Đối với những người sống trong môi trường nhiều nấm mốc phải làm những gì để bảo vệ sức khỏe?

Trả lời

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Giảng viên đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch


Bệnh nấm phổi. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.
Bạn thân mến,
Có 2 đối tượng nguy cơ: Công nhân làm việc trong nhà xưởng, nhân viên vệ sinh, chăn nuôi gia súc gia cầm tiếp xúc với đất cát, phân gia súc gia cầm nhiều.

Dó đó, những người làm nông nghiệp tiếp xúc với rơm rạ cây khô cần phải đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, đeo khẩu trang y tế để hạn chế hít những nấm mốc. Bên cạnh đó, cần tăng cường tập thể dục và không được dùng thuốc bừa bãi, vì chỉ cần suy giảm miễn dịch, không đủ sức khỏe để ức chế miễn dịch. Khi hít phải những loại nấm trong môi trường đó họ sẽ dễ bị bệnh nấm đường hô hấp, đặc biệt là nấm phổi.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Nấm phổi là loại bệnh hay gặp ở xứ nhiệt đới nóng, ẩm và mưa nhiều như Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến bệnh này, ngay cả nhiều bác sĩ đa khoa và bác sĩ gia đình cũng không biết bệnh này.

Theo Y văn, u nấm phổi  được báo cáo với tần suất ngày càng tăng cùng với sự sử dụng rộng rãi các loại thuốc hóa trị liệu và ức chế miễn dịch trong điều trị bệnh ung thư và ghép cơ quan. Có tới 20% số bệnh nhân bị ung thư máu cấp đang điều trị bằng hóa chất bị bệnh này.

Ai là người hay bị mắc bệnh?

Tất cả loại thường gặp của nấm Aspergillus gây bệnh cho người đều có ở khắp mọi nơi trong môi trường sống. Chúng mọc trên những lá cây rụng, các loại hạt thực vật như lúa, ngô, trong các đống cỏ khô và các loại thực vật bỏ làm phân. Con người rất hay hít phải bào tử của nấm, nhưng lại ít khi bị bệnh. Phần lớn những người bị bệnh đều có cơ địa suy giảm miễn dịch do bệnh hay do dùng thuốc điều trị bệnh. Ở Việt Nam, bệnh hay gặp nhất ở những bệnh nhân bị lao phổi tạo hang, điều trị lâu dài các loại thuốc ức chế miễn dịch như corticoides, azathioprine và các thuốc chống ung thư…

Ngoài ra, bệnh còn hay gặp ở những bệnh nhân bị hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Ở những bệnh nhân này, nhất là vào giai đoạn cuối cùng với tiêu chảy, lao phổi tiến triển dạng lao kê là tình trạng nhiễm nấm toàn thân. Trong đó thường gặp là nấm candida và aspergillus. Một số trường hợp u nấm Aspergillus phát triển trên những bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính trước đó, ngoại trừ bệnh lao như: bệnh sacoide, giãn phế quản, giãn phế nang, áp-xe phổi, ung thư phổi có hoại tử trung tâm và tạo hang, kén khí phổi… Tại khoa phẫu thuật lồng ngực và tim mạch Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, các bác sĩ đã mổ cho nhiều trường hợp vừa có u nấm phổi vừa bị ung thư phổi.

Khi hít phải số lượng lớn bào tử nấm, người bình thường chỉ có thể bị viêm phổi cấp tính lan tỏa và thường tự khỏi, không để lại di chứng gì đặc biệt sau vài tuần. Ở những bệnh nhân bị lao phổi, nấm Aspergillus có thể mọc trên các cây phế quản bị tổn thương, trên các nang phế quản hoặc trong các hang lao.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X