Hotline 24/7
08983-08983

Những lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc chẹn beta

Kể từ khi được khám phá ra vào năm 1960, nhóm thuốc chẹn beta ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như: cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, đau nửa đầu, tăng nhãn áp...

Các thuốc chẹn beta là những thuốc kê đơn và thường gây ra nhiều tác dụng phụ, nên cần phải hết sức lưu ý khi sử dụng!

Tìm hiểu về nhóm thuốc chẹn beta

Hiện nay sự ra đời của nhóm thuốc chẹn beta và các ứng dụng của nó, được đánh giá là một trong những thành tựu của nền y học thế giới vào thế kỷ 20.

Nhóm thuốc chẹn beta (beta blocker) là những thuốc có tác dụng giãn mạch, được ứng dụng rộng rãi trong điều trị nhiều bệnh lý tim mạch:

- Cao huyết áp.

- Rối loạn nhịp tim.

- Đau thắt ngực.

- Nhồi máu cơ tim.

- Suy tim.

Ngoài ra, nhóm thuốc chẹn beta còn được chỉ định điều trị một số bệnh lý khác:

- Đau nửa đầu.

- Tăng nhãn áp.

- Cường giáp.

- Chứng lo lắng…

Sau đây là một số loại thuốc thuộc nhóm chẹn beta:

- Acebutolol (Sectral).

- Atenolol (Tenormin).

- Metoprolol (Loppressor).

- Bisoprolol (Concor).

- Nadolol (Corgard)…

Được ứng dụng rộng rãi trong điều trị nhiều bệnh lý tim mạch
Được ứng dụng rộng rãi trong điều trị nhiều bệnh lý tim mạch


Cơ chế tác dụng:

Nhóm thuốc chẹn beta ức chế sự hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh adrenaline và noradrenaline, ngăn chặn các chất này gắn vào các thụ thể 12 của tế bào thần kinh giao cảm, nên có tác dụng làm chậm nhịp tim, giãn các mạch máu, gây co thắt phế quản…

- Thụ thể 1 có ở tim, mắt, thận…

- Thụ thể 2 có ở phổi, đường tiêu hóa, tử cung, mạch máu, cơ vân…

Tùy theo vị trí tác động lên thụ thể nào, các thuốc chẹn beta sẽ có tác dụng tương ứng:

- Propanolol tác động lên cả hai thụ thể 12 nên có tác dụng lên tim, mạch máu, phế quản…

- Metoprolol ở liều thông thường tác động chủ yếu lên thụ thể 1 nên chỉ có tác dụng trên tim.

- Nadolol tác động lên thụ thể 2 nên không có tác động trên tim.

Tác dụng phụ:

Khi sử dụng trong một thời gian dài, các thuốc chẹn beta có thể gây ra một số tác dụng phụ:

- Ù tai, chóng mặt.

- Rối loạn giấc ngủ.

- Chân tay lạnh.

- Nhịp tim chậm.

- Hạ huyết áp.

- Liệt dương.

- Trầm cảm…

Những lưu ý khi sử dụng

Không được ngừng sử dụng nhóm thuốc chẹn beta một cách đột ngột mà phải giảm liều từ từ, vì sẽ gây ra tác dụng ngược làm gia tăng huyết áp hay làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực.

Cần lưu ý khi phối hợp thuốc chẹn beta với các thuốc hạ huyết áp, thuốc đau thắt ngực hay thuốc chống trầm cảm…  do gây ra các tương tác thuốc làm gia tăng tác dụng của các thuốc này.

Thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc chẹn beta cho người mắc bệnh đái tháo đường. Các thuốc này thường che giấu các triệu chứng cảnh báo như tim đập nhanh ở người bị hạ đường huyết. Vì vậy, phải thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết khi sử dụng nhóm thuốc chẹn beta cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Nhóm thuốc chẹn beta có tác dụng gây co thắt phế quản, nên không được sử dụng cho người mắc bệnh viêm phế quản, bệnh hen và phổi tắc nghẽn mạn tính.

Nhóm thuốc chẹn beta có tác dụng làm chậm nhịp tim, nên không được sử dụng nhóm thuốc này cho người mắc bệnh nhịp tim chậm.

Đa số các thuốc chẹn beta không được sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú (ngoại trừ labetalol được sử dụng trong trường hợp nguy cơ tiền sản giật ở phụ nữ mang thai bị cao huyết áp).

Nhóm thuốc chẹn beta nằm trong danh mục các chất doping nên lưu ý không được sử dụng trong quá trình thi đấu và tập luyện của các vận động viên.

Các thuốc chẹn beta là những thuốc kê đơn, người bệnh không được tự ý sử dụng, phải được sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của các thầy thuốc chuyên khoa.

Theo DS Mai Xuân Dũng - Sức khỏe và Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X