-
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng
Câu hỏi
Chào BS ạ, Xin BS cho biết dấu hiệu nào cho biết có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng?
Trả lời
Vì vậy, để có thể chẩn đoán chính xác có thể đến BV để tầm soát. Ngoài ra, nếu có những triệu trứng dưới đây cần chú ý:
- Người > 40 tuổi than đau bụng ngấm ngầm, đầy bụng;
- Thay đổi thói quen đi cầu: tiêu chảy, táo bón, tiêu chảy xen lẫn táo bón;
- Phân nhỏ lại, phân dính máu, tiêu ra máu (đại thể hay vi thể);
- Mệt mỏi, sụt cân, thiếu máu không lý do;
- Đi ngoài phân dính máu;
- Sờ thấy u bụng, thường ở ung thư đại tràng (giai đoạn trễ).
Ung thư đại trực tràng là một trong những bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng ngừa ung thư đại trực tràng bằng cách phát hiện sớm các polyp từ lúc chưa phát triển thành ung thư và tiến hành cắt bỏ bằng nội soi. Kể cả nếu đã phát triển thành ung thư thì vẫn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi có những biểu hiện khác thường như trên hãy đến BV để tầm soát, tăng cơ hội chữa khỏi khi bệnh ở giai đoạn đầu.
Thân mến.
Ung
thư đại trực tràng xảy ra khi các tế bào ung thư xuất hiện ở đại tràng
hoặc trực tràng. Đại tràng, còn được gọi là ruột già, là phần cuối của
hệ thống tiêu hóa, nó có thể dài đến 1,5 mét. Khi bạn tiêu hóa thức ăn,
thức ăn được chuyển từ dạ dày tới ruột non vào đại tràng. Đại tràng sẽ
hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết và loại bỏ chất thải (phân) ra khỏi cơ
thể. Trực tràng là phần cuối của đại tràng. Người
ta khuyến cáo rằng những người trên 50 tuổi nên đi kiểm tra ung thư đại
trực tràng. Có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư
đại trực tràng. Nếu bạn có những yếu tố này, bạn nên bắt đầu kiểm tra
trước đó từ khi còn trẻ. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên Kiểm tra sức khỏe thường xuyên có thể xác định ung thư đại trực tràng sớm và làm tăng cơ hội điều trị thành công. Nếu hiện tại đang mắc bệnh ung thư đại trực tràng, bạn cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kiểm tra khối u có tái phát hoặc di căn đến các khu vực khác hay không. Một số xét nghiệm thông thường là: CEA (carcinoembryonic antigen), xét nghiệm máu, CT scan. Ăn uống tốt hơn Điều trị ung thư có thể gây mệt mỏi và làm cho bạn chán ăn. Ngoài ra, bạn có thể gặp chứng buồn nôn hay ói mửa. Những tác dụng phụ của điều trị có thể làm cho bạn giảm cân thường xuyên. Bạn có thể khắc phục tình trạng chán ăn này bằng cách chia nhỏ phần ăn cách nhau mỗi 2-3 giờ. Bạn cũng có thể gặp các chuyên gia dinh dưỡng để xin các lời khuyên từ họ. Nghỉ ngơi và tập thể dục Sự mệt mỏi trong điều trị ung thư có thể dẫn đến giảm mức độ hoạt động và tập thể dục. Nhưng tập luyện lại có thể giúp giảm mệt mỏi. Nếu bạn không vận động trong quá trình điều trị, bạn sẽ mất dần sức khỏe, sự dẻo dai và bền bỉ. Tuy nhiên, những bài tập phải phù hợp với sức khỏe của bạn. Nếu bạn đã không vận động trong một thời gian dài, bạn sẽ phải bắt đầu từ từ, có thể bằng cách đi bộ những đoạn ngắn. Bất cứ khi nào cảm thấy rất mệt mỏi khi tập luyện, bạn nên nghỉ ngơi. Tuyệt đối không nên cố gắng làm việc hay chăm lo cho việc gia đình quá sức. Điều bạn cần làm lúc này là phải lắng nghe cơ thể mình. |
Trưởng Khoa Nội soi, BV Quốc tế City
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình