Hotline 24/7
08983-08983

Những cách tự nhiên giúp đối phó với rối loạn nhịp tim

Tình trạng tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc nhịp tim không đều… thường được gọi chung là rối loạn nhịp tim. Trong số này, nhịp tim nhanh được coi là nguy hiểm nhất vì có thể làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ.

Có 4 loại rối loạn nhịp tim thường gặp nhất, bao gồm nhịp tim chậm, nhịp tim nhanh, nhịp tim không đều, nhịp tim sớm (hay ngoại tâm thu).

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại rối loạn nhịp tim. Nhưng nhìn chung, các dấu hiệu rối loạn nhịp tim có thể bao gồm mệt mỏi, hồi hộp, trống ngực (nhịp tim nhanh), khó thở…

Tương tự như vậy, việc điều trị có thể thay đổi tùy theo từng loại rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, thực hiện một số thay đổi dưới đây có thể giúp bạn kiểm soát bệnh rối loạn nhịp tim, ổn định nhịp tim nhanh:

Nên hạn chế uống quá nhiều cà phê vì caffeine có thể gây rối loạn nhịp tim


- Hạn chế các yếu tố như căng thẳng, bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, hút thuốc, uống quá nhiều cà phê… Chúng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh rối loạn nhịp tim.

- Có thói quen ăn uống lành mạnh: Bổ sung các loại trái cây và rau xanh (đặt biệt là các loại đậu). Rau củ rất nhiều chất chống oxy hóa, có tính kháng viêm tốt. Ngoài ra, người bệnh rối loạn nhịp tim cũng nên bổ sung chất béo lành mạnh để kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể, đề phòng nguy cơ hình thành mảng bám gây đột quỵ.

- Tập thể dục hàng ngày: Để giữ cho trái tim khỏe mạnh, hãy thực hiện một vài hoạt động thể chất hàng ngày. Với người bệnh rối loạn nhịp tim nhanh, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để chọn ra bài tập phù hợp với bản thân.

- Cắt giảm rượu bia và bỏ hút thuốc lá: Chúng có chứa nhiều chất kích thích có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ điện tim.

- Duy trì trọng lượng cân đối, khỏe mạnh và loại bỏ căng thẳng bằng các bài tập yoga hoặc ngồi thiền.

- Tránh ăn quá nhiều gia vị, nhiều dầu và chất béo để duy trì sức khỏe tim mạch.

- Sử dụng thảo dược khổ sâm để giảm nhịp tim: Nghiên cứu thực hiện tại Đại học Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) cho thấy, hoạt chất matrine trong khổ sâm có tác dụng ức chế trực tiếp trên cơ tim, đồng thời giảm tính kích thích quá mức của thần kinh tim bằng cách ức chế phóng thích hormone adrenalin gây tăng nhịp tim.

Hoạt chất oxymatrine trong rễ khổ sâm có khả năng ức chế đáng kể kênh ion calci và natri, điều hòa nồng độ các chất điện giải ở cơ tim nên giúp ổn định điện thế trong tim, làm giảm tần suất xuất hiện và mức độ của các cơn rối loạn nhịp.

Ngoài ra, người bệnh rối loạn nhịp tim nên kiểm tra, theo dõi sức khỏe thường xuyên để phòng ngừa các vấn đề về tim mạch khác.

Theo Vi Bùi - Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X